Mẹo đối phó với những tác động của việc học trực tuyến đến sức khỏe con bạn
Những thói quen xấu làm tổn hại mắt ai cũng mắc / Bữa sáng nhẹ bụng với món cháo chay
Đại dịch COVID-19 đã thay đổi mọi thứ trên thế giới và buộc mọi đứa trẻ phải bỏ lỡ phần quan trọng nhất trong cuộc đời của chúng, đó là trường học. Việc giáo viên giảng dạy trong một lớp học chật kín học sinh đã trở thành hiện thực xa vời. Một năm học mới nữa lại sắp bắt đầu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và hầu hết học sinh có thể sẽ phải tham gia các lớp học trực tuyến. Việc tăng thời lượng sử dụng thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.
Theo Tiến sĩ Sudha. B, Chuyên gia tư vấn cao cấp tại Bệnh viện Yashoda, Hyderabad, thời gian sử dụng thiết bị quá mức có thể gây ra các vấn đề sau ở con bạn: Mỏi mắt kỹ thuật số, khô mắt, đau đầu, đau cổ, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng chú ý, thay đổi hành vi như cáu kỉnh, từ chối tranh luận quá mức và kỹ năng xã hội bị suy giảm.
Tiến sĩ Sudha cũng đã gợi ý một số mẹo hữu ích cho các bậc cha mẹ để giúp trẻ đối phó với căng thẳng do thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều.
Cần quan tâm đến chứng mỏi mắt kỹ thuật số
Khô mắt, ngứa, nóng rát ở mắt là những triệu chứng của chứng mỏi mắt kỹ thuật số. Tình trạng mỏi mắt nghiêm trọng có thể gây đau đầu và các tật khúc xạ như cận thị và loạn thị. Mắt sẽ tốt hơn khi bạn cho chúng thời gian nghỉ ngơi. Con bạn nên tuân theo quy tắc 20-20-20 để giúp mắt nghỉ ngơi: nghỉ 20 giây sau mỗi 20 phút và nhìn vào vật gì đó cách xa 20 feet (khoảng 6.1 m). Ngoài ra, sử dụng thuốc nhỏ mắt nhân tạo không kê đơn để giúp giảm khô và ngứa mắt. Hãy chắc chắn rằng con bạn được khám mắt hàng năm để kiểm tra và điều chỉnh các tật khúc xạ.
Ngăn ngừa hội chứng “tech neck” ở trẻ em
Đau cổ, lưng, vai trên, nhức đầu đều là hậu quả hội chứng “tech neck”. Đây là tình trạng do cổ bị cong và vai bị chùng xuống trong thời gian sử dụng điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử. Tư thế đúng đóng một vai trò rất lớn trong việc ngăn ngừa đau cổ. Đảm bảo con bạn ngồi thẳng, không bị cong cổ. Vai cần được thả lỏng và khuỷu tay nên đặt gần cơ thể. Nghỉ giải lao ngắn trong 15 giây sau mỗi 15 phút sẽ rất hữu ích. Đảm bảo trẻ thay đổi tư thế như di chuyển cơ thể, đứng và ngồi xuống sau mỗi 15 phút.
Không để màn hình làm phiền giấc ngủ của trẻ
Ánh sáng xanh cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ và nhịp sinh học khi trẻ xem màn hình điện tử gần giờ đi ngủ. Tắt màn hình và để chúng tránh xa phòng ngủ ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
Kiểm soát sự thay đổi hành vi của con
Thời gian sử dụng thiết bị quá nhiều và ít tương tác với gia đình cũng như bạn bè đang khiến trẻ trở nên cáu kỉnh. Khả năng chú ý kém, không lắng nghe khi người khác nói, tranh cãi thái quá, nổi cơn thịnh nộ không phù hợp với lứa tuổi là một số triệu chứng trong sự thay đổi hành vi của trẻ. Để tránh những điều này, cha mẹ nên tham gia vào các cuộc trò chuyện thú vị và hữu ích, kích thích sự tò mò của trẻ. Khuyến khích con bạn học các hoạt động khác như thể thao, âm nhạc và nghệ thuật.
Lên kế hoạch thời gian sử dụng thiết bị
Bắt đầu đặt ra kỷ luật kỹ thuật số cho cả gia đình bằng một bước nhỏ như không ăn trong khi dán mắt vào điện thoại hoặc tivi. Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị học tập trong các ngày cuối tuần. Công nghệ không phải là xấu nhưng mỗi phụ huynh nên giữ vững các kỷ luật kỹ thuật số để bảo vệ con mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn