Đời sống

Mẹo hay trị hôi miệng cho người hút thuốc lá

Tác hại của thuốc lá thì ai cũng biết nhưng đại đa phần khi đã hút thuốc thì rất khó bỏ. Tác hại đầu tiên của hút thuốc lá chính là chứng hôi miệng.

Bí quyết hầm thịt bò mềm ngon mà không cần nồi áp suất / Đang trong đám tang bố chồng, vợ tôi đột ngột kéo vali bỏ đi khiến tất cả mọi người đều sốc, để rồi khi biết nguyên nhân càng choáng váng hơn

Chứng hôi miệng khi hút thuốc làm cho bản thân rất mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Người xung quanh cũng có cảm giác rất khó chịu và thường phản ứng bằng cách lảng tránh gây mất đi sự thân thiện khi giao tiếp. Một là bạn phải bỏ thuốc lá hoặc là nếu như bạn không bỏ được thì phải tìm cách sống chung với nó và cải thiện mùi hôi.

Thuốc lá gây hôi miệng sẽ làm những người xung quanh rất khó chịu khi giao tiếp

Thuốc lá gây hôi miệng sẽ làm những người xung quanh rất khó chịu khi giao tiếp. Ảnh minh họa

Nhiều người thường tự đánh giá hơi thở của mình bằng cách ngửi vào lòng bàn tay. Nhưng thực ra cách này không hoàn toàn đúng bởi bạn đã quá quen với mùi hôi của mình. Cách để nhận biết tốt nhất là bạn nên nhờ một người thân cận đánh giá để xem mức độ hôi miệng của mình và đưa ra phương án trị hôi miệng phù hợp. Ngày nay, trên thế giới có một số phương pháp đánh giá hôi miệng một cách khách quan. Tại Việt Nam, một số nơi có trang bị máy đo hôi miệng Halimeter. Máy này đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh để bay hơi trong hơi thở. Nhờ đó chúng ta biết mình có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đóan hôi miệng do nguyên nhân ở miệng và hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng

Điều quan trọng nhất để trị chứng hôi miệng do thuốc lá là phải vệ sinh răng miệng thật tốt, đánh răng đều đặn ngày 2 lần sáng và tối đồng thời sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau mỗi lần ăn xong để làm sạch các mảng bám quanh răng đã bị nhiễm mùi thuốc lá trong suốt cả ngày. Nhai kẹo cao su không đường nhằm làm sạch và khử mùi hôi của thuốc lá ám trong nước bọt và khoang miệng.- Giữ miệng ẩm bằng cách lâu lâu uống một chút nước.

Điều quan trọng nhất là phải vệ sinh răng miệng thật tốt

Điều quan trọng nhất là phải vệ sinh răng miệng thật tốt. Ảnh minh họa

Và kết hợp với phương tiện phụ trợ.

Và kết hợp với phương tiện phụ trợ. Ảnh minh họa

Ngoài ra bạn có thể dùng một số thứ nước sau đây thường xuyên xúc miệng hoặc thay nước uống hàng ngày để trị chứng hôi miệng do thuốc như: Pha mật ong và bột quế với nước ấm để súc miệng nhiều lần trong ngày; Lấy vỏ quýt nấu nước uống hằng ngày, mỗi ngày chừng 30 gr.; Súc miệng thường xuyên với nước cốt chanh pha nước hoặc giấm táo pha loãng (nửa thìa canh giấm trong một ly nước); Về đồ uống, nếu bạn không thích nước lọc thì thay cho cà phê, hãy dùng nước trà. Các chất chống ôxy hóa mạnh trong trà cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

 

Thường xuyên nhai và nuốt nước liên tục những thứ có mùi thơm như cánh hoa hồng, hoa hồi, vỏ quả canh… Với hoa hồng, vỏ chanh, bạn có thể nhai thường xuyên trong ngày, còn với hoa hồi thì mỗi ngày dùng vài ba cánh. Bạn cũng có thể sử dụng hoa hồng theo cách hãm với nước sôi để ngậm.

Trong mỗi bữa ăn nên có các loại rau thơm như lá bạc hà, mùi tây, mùi ta, mùi tàu, cần tây… Vềtrái cây, nên ưu tiên họ cam quýt, vì chúng chứa nhiều axit citric giúp kích thích tiết nước bọt để diệt vi khuẩn, rất hiệu quả trong trường hợp hôi miệng do khô miệng.

Chế độ ăn uống cũng cần phải được quan tâm, người bị hôi miệng nên uống nhiều nước mỗi ngày. Tránh các thực phẩm có thể gây mùi hôi ở miệng: Hành, tỏi, củ kiệu, các loại mắm (mắm cái, mắm nêm), cá khô,… vì chúng kết hợp với thuốc lá sẽ cho một mùi vô cùng khó chịu. Trong thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm