Mẹo khắc phục chứng chán ăn khi xạ trị ung thư
Phụ nữ ngồi quá nhiều dễ bị ung thư buồng trứng / Hít khói dầu khi nấu ăn có nguy cơ bị ung thư
Xạ trị là phương pháp dùng các bức xạ để tiêu hủy khả năng tăng trưởng và sinh sản của các tế bào , đồng thời ít gây tổn hại cho mô lành xung quanh. Đây là một trong các phương pháp điều trị ung thư rất hiệu quả, hơn phân nửa bệnh nhân ung thư có tỷ lệ chữa khỏi bằng xạ trị. Trong một số lớn các trường hợp, chỉ cần dùng đơn thuần phương pháp xạ trị cũng đủ để chữa khỏi căn bệnh ung thư ở giai đoạn sớm. Tuy vậy, xạ trị có thể gây nên một số phản ứng phục cho cơ thể bệnh nhân như chán ăn, suy giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Xạ trị ung thư rất dễ gây nên tình trạng chán ăn, ảnh hưởng tới thể trạng và kết quả điều trịChán ăn là một trong những vấn đề thường gặp nhất khi đang xạ trị ung thư. Trầm cảm, những nỗi sợ hãi mơ hồ cũng làm cho người bệnh không còn cảm giác ngon miệng, thèm ăn. Tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn, những thay đổi về khẩu vị cũng góp phần làm cho bệnh nhân càng không thích ăn. Biếng ăn có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn. Vậy nên, bệnh nhân rất cần những bữa ăn vừa hấp vừa đầy đủ dinh dưỡng.
Ăn chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa ăn chính. Buổi sáng phải là bữa ăn chính, chiếm 1/3 tổng năng lượng và lượng đạm trong cả ngày. Cách ăn này giúp người bệnh có thể ăn nhiều hơn nhưng không gây đầy bụng.
Bệnh nhân xạ trịung thư rất cần những bữa ăn vừa dinh dưỡng, vừa hấp dẫn và không khí vui vẻ để khắc phục chứng chán ănBổ sung thêm năng lượng và đạm vào thực phẩm (bơ, sữa bột, mật ong, đường đen...). Bổ sung nước uống (những thức uống đặc biệt có chứa dưỡng chất), canh súp, sữa, nước ép (trái cây, rau, thịt), thức ăn nghiền, trộn, xay nhuyễn... Chuẩn bị và dự trữ thực phẩm hợp khẩu vị nhằm tiện sử dụng mọi lúc mọi nơi một cách dễ dàng mỗi khi đói (phô mai, bánh quy giòn, nho khô...).
Ăn những thực phẩm hương vị thơm ngon hấp dẫn. Nếu bệnh nhân bị dị ứng với thực phẩm nặng mùi, nên dùng máy hút mùi, thức ăn để nguội trước khi dùng (vì thức ăn đang nóng sẽ có mùi rất mạnh); mở nắp xoong nồi thức ăn cho giảm bớt mùi trước khi mang vào phòng cho người bệnh. Không khí trong phòng khi ăn cần thoáng mát, dễ chịu.
Sáng tạo đổi món, đa dạng hoá thức ăn và món tráng miệng. Trong lúc ăn phải thư giãn, vui vẻ, bữa ăn cần được trình bày thật hấp dẫn. Thể dục, vận động thường xuyên sẽ giúp ngon miệng hơn. Cần trao đổi với bác sĩ để biết được loại hình vận động nào phù hợp với bệnh nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo