Mẹo tẩy giun cho trẻ mà không cần dùng thuốc
Lợi ích sức khỏe từ việc sử dụng nấm linh chi / Thói quen giúp phòng bệnh trĩ bạn cần biết
Tại sao cần tẩy giun cho trẻ?
Ăn đu đủ khi đói là cách bạn có thể tẩy giun cho trẻ tại nhà.
Trẻ em thường hiếu động hay bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun như giun đũa, giun tóc, giun kim…
Khi bị nhiễm giun, ngoài việc giun cư trú và chiếm các chất dinh dưỡng của cơ thể, giun còn gây nhiều triệu chứng phiền toái cho trẻ. Khi nhiễm giun, trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, mặt khác, lại còn phải mất thức ăn vì giun nên các bé sẽ chậm lớn, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém vì thế dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn khác.
Những trẻ nhiễm giun đũa thường gầy còm, chậm lớn, thỉnh thoảng kêu đau bụng, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng, hay buồn nôn, nôn ra thức ăn, có khi nôn ra cả giun… Trẻ hay bực tức, quấy khóc, tính tình thay đổi, lười vận động… Những trẻ nhiễm giun kim thì hậu môn bị ngứa, nhất là vào ban đêm nên trẻ ngủ không yên, hay nghiến răng và đái dầm.
Đó là chưa kể những biến chứng như giun chui ống mật, tắc ruột và giun đi vào mạch máu, qua gan, phổi; hay ở các bé gái khi giun kim cái ra hậu môn đẻ trứng có thể bò sang bộ phận sinh dục gây viêm nhiễm.
Trẻ bị giun chui vào phổi làm cho bị ho kéo dài, gầy gò, mệt mỏi, có thể lầm với viêm phổi do nguyên nhân khác. Những trường hợp nhiễm giun móc trẻ có thể bị thiếu máu nặng vì mất máu mãn tính do tổn thương niêm mạc ruột làm chảy máu kéo dài, vì thế trẻ nhiễm giun thường biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển, thiếu máu… Cũng cần lưu ý rằng rất nhiều người bị nhiễm giun sán giai đoạn đầu, hoặc nhiễm ít, thường không có triệu chứng.
Cách tẩy giun tại nhà
Trẻ dưới 1 tuổi chưa thể uống thuốc tẩy giun. Do đó mẹ có thể áp dụng cách tẩy bằng các loại rau, củ, hạt dưới đây cũng khá hiệu quả.
Hạt bí ngô
Hạt bí ngô chứa hợp chất cucurbitacin, có khả năng trị giun, sán. Bạn có thể trộn 1 muỗng canh hạt bí ngô rang đã bóc vỏ và nghiền nát với 1 muỗng canh mật ong. Mẹ nên cho con ăn hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng lúc đói bụng, liên tục trong 7 ngày để tăng hiệu quả tẩy giun.
Đu đủ
Quả đu đủ thường được sử dụng như vị thuốc tự nhiên vừa rẻ tiền, vừa dễ kiếm giúp hỗ trợ điều trị giun. Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất dinh dưỡng, bao gồm chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin, đu đủ có tác dụng tích cực trong việc loại bỏ giun sán và giun kim ở trẻ em.
Để điều trị giun kim, các bậc cha mẹ nên cho bé ăn đu đủ chín vào mỗi buổi sáng. Tốt nhất nên cho bé ăn khi bụng còn đói và ăn liên tục 3 – 5 ngày liền.
Lá mơ lông
Nước cốt lá mơ lông có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị giun đũa hiệu quả. Nếu nghi ngờ phơi nhiễm giun, chỉ cần hái 50 gram lá mơ lông (mơ tím) đem rửa sạch và giã nát. Sau đó, vắt lấy nước cốt và cho thêm ít muối, hoàn tan đều và uống. Để tăng tác dụng điều trị, bệnh nhân nên uống nước lá mơ lông vào buổi sáng khi bụng còn trống rỗng. Nên uống liên tục 2 – 3 ngày sẽ giúp đào thải giun ra ngoài cơ thể.
Rau sam
Rau sam không chỉ có tác dụng làm mát gan, giải nhiệt mà còn hỗ trợ tẩy giun. Cha mẹ chỉ cần rửa sạch 50 gram rau sam tươi, rửa sạch và giã chung với ít muối. Cuối cùng vắt lấy nước cốt và cho bé uống mỗi ngày, ít nhất 3 – 5 ngày. Để bé uống dễ uống, các mẹ có thể thêm một ít đường, hòa tan và cho bé dùng.
Dầu dừa
Ngoài tính năng làm đẹp, dầu dừa còn biết đến với nhiều ứng dụng khác nhau đối với sức khỏe. Trong đó, chúng thường được sử dụng như bài thuốc tại nhà giúp điều trị giun kim.
Mẹ dùng dầu dừa thoa đều lên vùng hậu môn giúp ngăn chặn giun cái đẻ trứng ở khu vực này. Từ đó giúp làm giảm lượng giun kim sinh sản, cải thiện bệnh. Ngoài ra, để trị giun kim, mẹ cũng có thể cho con uống 1 muỗng dầu dừa vào mỗi buổi sáng nếu không bị dị ứng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết