Mẹo 'vượt cạn' nhẹ nhàng không phải mẹ bầu nào cũng biết
Thấy tôi tay đỡ má, hai mắt rơm rớm nước nhưng không khóc, mẹ tôi phẫn nộ định "dạy" con rể một bài học / Ngắm ngôi nhà với chi phí 1,6 tỉ do con trai báo hiếu xây tặng bố mẹ dịp năm mới ở Long Biên, Hà Nội
1. Bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ sinh nở
Ăn cà ri: bột cà ri có công dụng kích thích các cơn co tử cung, thúc đẩy quá trình chuyển dạ.
Dứa tươi: có chứa chất bromelain giúp làm mềm cổ tử cung, gây ra các cơn co thắt. Tuy nhiên, khi mẹ đã đến hoặc quá ngày sinh nở, thì dứa lại là món ăn thích hợp.
Vừng đen: vừa tốt cho con bổ sung được omega 6, 9 lại có tác dụng giúp các bà bầu vượt cạn dễ dàng.
2. Ngủ nhiều hơn
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Obstetrics & Gynecology (Mỹ) cho thấy mẹ nên cố gắng ngủ ít nhất là bảy giờ mỗi ngày, đặc biệt là trong những tháng cuối cùng của thai kỳ. Những mẹ ngủ ít hơn sáu giờ mỗi ngày sẽ trải qua cơn chuyển dạ lâu hơn 11 giờ so với các mẹ ngủ đủ giấc; đồng thời các mẹ ngủ ít phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ gấp bốn lần so với các bà mẹ ngủ đủ. Đây là lý do tại sao mẹ nên coi trọng giấc ngủ khi mang thai hơn.
Nếu khó ngủ vì bụng to lấn cấn, mẹ nên đầu tư một chút để có gối ngủ dành cho mẹ bầu, hoặc kê gối cao hơn, đặt gối ôm xung quanh cơ thể để gác chân. Ngoài ra, mẹ cũng cần ăn uống đủ để giấc ngủ không bị phá giữa chừng vì đói. Trước khi ngủ, mẹ cũng không nên uống nhiều nước vì sẽ phải dậy đi tiểu nhiều lần. Nếu cần, hãy đề nghị bố ngủ riêng để mẹ có không gian ngủ rộng rãi và đỡ bị làm phiền.
3. Ngồi trong bồn tắm
Đau đẻ kéo dài hàng tiếng đồng hồ nên mọi người có thể tìm những giải pháp tình thế để giảm đau trong đó có liệu pháp ngồi trong bồn tắm nước ấm bằng những tư thế khác nhau có các dòng nước chảy đổi chiều và sự trợ giúp của người thân sẽ giúp thư dãn, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này chưa được phổ biến ở Việt Nam.
4. Uống nhiều nước
Mỗi ngày bạn nên uống 8-12 cốc nước. Uống đủ nước sẽ tránh được hiện tượng táo bón trong thời kỳ mang thai, giảm khả năng sinh thiếu tháng và cũng giúp tích trữ nước cho ngày vượt cạn, đồng thời giúp cơ thể của bạn sản sinh đủ sữa cho em bé.
5. Tận dụng lợi thế của lực hấp dẫn
Hầu như các mẹ khi đi sinh chỉ muốn nằm rên trên giường chờ sinh vì quá đau đớn. Nằm thì đỡ đau thật, nhưng lại không thuận lợi cho em bé trong hành trình tiến gần hơn đến khung xương chậu của mẹ. Người mẹ thông minh sẽ tận dụng quãng thời gian này để luyện tập để cuộc sinh nở sau đó diễn ra dễ dàng.
Nếu được sự cho phép của các bác sĩ, thì trong thời gian chờ chuyển dạ, mẹ nên cố gắng di chuyển cơ thể của bạn ở một vị trí thẳng, chẳng hạn như đứng, đi bộ, uốn cong người về phía trước hoặc cúi xuống một chút để trọng lực giúp bé di chuyển xuống dưới khung xương chậu của mẹ nhanh hơn. Sự di chuyển này giúp thai nhi về đúng vị trí cần thiết để cuộc sinh diễn ra dễ dàng.
6. Mát xa nhẹ nhàng
Trong quá trình trở dạ, nếu có người mát xa nhẹ nhàng cho bạn thì rất tốt, nhất là những chỗ bạn cảm thấy khó chịu. Cách này giúp giảm đau và giải tỏa lo lắng. Hãy nói cho người đó biết bạn muốn được mát xa theo kiểu nào và lực mạnh đến đâu.
Thông thường sau giai đoạn đầu của quá trình trở dạ, mát xa phần vai và gáy sẽ khiến sản phụ thấy thoải mái. Tiếp theo khi những cơn co thắt tử cung ngày một dày hơn thì mát xa vùng lưng eo sẽ có hiệu quả. Đương nhiên sẽ có lúc bạn không muốn ai đụng vào người mình hết.
7. Tập thể dục
Đi bộ là bài tập vận động nhẹ nhàng và đơn giản, nhưng lại có tác dụng tích cực trong quá trình sinh nở, rất phù hợp với phụ nữ mang thai. Quá trình đi bộ vừa giúp bạn tập thở vừa giúp bền sức hơn.
Ngoài ra, những bài tập thở sẽ giúp bà bầu thả lỏng cơ thể và đầu óc hoàn toàn thư giãn. Khi sinh thường, bạn cần đến những lần thở dài và sâu, do đó nên tập thở trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi cơn đau đẻ bắt đầu.
8. Phát huy tối đa trí tưởng tượng
Điều này giúp các sản phụ có thể đưa mình vào trạng thái thư giãn nhất, còn gọi là "ru ngủ chính mình". Ở nhiều nhà hộ sinh ở các nước phát triển, người ta để sản phụ nghe nhạc và xem video với màn hình rộng với các hình ảnh và âm thanh về đại dương, về rừng hoa bát ngát, về những em bé đẹp như thiên thần. Điều đó khiến quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn.
Bạn có thể tưởng tượng về những gì êm ái nhất, tưởng tượng mình đang trở về dòng sông quê hương, đang bồng đứa con bé bỏng xinh đẹp trên tay...
9. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu sản phụ có sức khỏe tốt có thể chủ động sinh con, không nhất thiết phải dùng thuốc giảm đau, việc sử dụng giảm đau, thuốc gây tê vv... sẽ do bác sĩ quyết định và cũng nên nhớ rằng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp giảm đau không làm cho hết đau mà chỉ mang tính hỗ trợ, nên những người trong cuộc cần bình tĩnh, chủ động với quyết tâm cao.
10. Liệu pháp thở
Trước khi sinh, nhất là giai đoạn đau đẻ các bác sĩ thường khuyến cáo sản phụ cách thở. Những kiểu thở này giúp tập trung cao độ để giảm đau. Ví dụ khi có những cơn co thắt thì nên thở thở sâu, còn khi chuột rút nên dùng cách thở chậm, chuyển suy nghĩ sang một hướng khác, nghĩ về những hình ảnh lạc quan, vui vẻ. Ví dụ về người thân, về một điệu nhạc hay bài hát hay vv...tất cả những việc làm này sẽ chuyển hướng suy nghĩ, "đánh lạc hướng" cơn đau và giúp rút ngắn cơn đau mà bản thân đang phải đối mặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết