Một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc F0 tại nhà
TP Hồ Chí Minh: Gần 300 F0 đã khỏi bệnh tham gia chương trình 'ATM F0 chống dịch' / Loại quả đứng đầu 'bảng vàng' bổ dưỡng BS khuyên F0 nên ăn hàng ngày, giá rẻ mua đâu cũng được
Có an toàn để chăm sóc bệnh nhân COVID-19 khi bạn đã tiêm vaccine?
Ngay cả khi bạn đã được chủng ngừa, điều quan trọng là phải tiếp tục thực hành tất cả các biện pháp phòng ngừa khác. Tiêm phòng không hoàn toàn bảo vệ bạn khỏi bị lây nhiễm. Bạn vẫn có thể lây nhiễm hoặc truyền virus cho người khác nếu bị nhiễm bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bạn vẫn nên đeo khẩu trang y tế và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19, ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng.
Giữ an toàn cho bản thân khi chăm sóc cho F0
Khi bạn chăm sóc người khác, đừng quên chăm sóc chính mình. Đeo khẩu trang y tế khi ở chung không gian với người mắc COVID-19 và tuân theo các biện pháp phòng ngừa:
- Tránh xa người bệnh ít nhất 1m.
- Mở cửa sổ để phòng người bệnh thoáng khí khi bạn đang ở trong phòng của F0.
- Ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay.
- Rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
- Tiêm phòng ngay khi đến lượt.
- Theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân và của những người không mắc COVID-19 trong gia đình, bao gồm cả bạn.
Để ý các dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân trở nặng
Hãy chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong các dấu hiệu và triệu chứng của người bệnh trong quá trình bạn chăm sóc họ. Một số triệu chứng có thể là tín hiệu cho thấy bệnh nhân cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Các triệu chứng của họ có thể khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi. Người lớn có thể bị mất nước, khó thở hoặc đau ngực, chóng mặt. Trẻ có thể đột ngột tỏ ra khó chịu hoặc không chịu ăn, mặt hoặc môi chuyển sang màu xanh. Trẻ sơ sinh có thể không bú mẹ được. Những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần được chăm sóc khẩn cấp.
Nếu F0 có bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngay lập tức.
Giữ mọi thứ sạch sẽ
Các bằng chứng hiện tại cho thấy virus lây lan chủ yếu giữa những người tiếp xúc gần với nhau, tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi, miệng hoặc qua giọt bắn đường hô hấp. Virus cũng có thể lây lan ở những nơi thông gió kém và nơi tập trung đông đúc trong nhà.
Mọi người cũng có thể bị nhiễm bệnh khi chạm vào các bề mặt đã bị nhiễm virus và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng mà không vệ sinh tay. Do vậy, bất kỳ bề mặt và vật dụng gia đình nào thường xuyên chạm vào, đặc biệt là khi người bệnh chạm vào, phải được làm sạch và khử trùng ít nhất 1 lần/ngày. Cốc, bát, đĩa,… người bệnh sử dụng riêng và cần được rửa sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng.
Nếu bạn cũng trở thành F0, bạn có thể nấu ăn cho gia đình không?
Phó giáo sư Bethany Hodge từ Đại học Louisville và Tập đoàn Y tế Trẻ em Norton (Mỹ), cho biết theo CDC, bạn nên tách biệt khỏi những thành viên khác nếu bạn bị nhiễm bệnh. Nhưng trong trường hợp bất đắc dĩ bạn vẫn phải chuẩn bị thức ăn cho gia đình, bà Hodge khuyến nghị bạn nên thực hiện những bước sau:
- Rửa tay sạch sẽ, rửa sản phẩm và nấu kỹ thức ăn.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực nấu ăn.
- Đeo khẩu trang khi nấu.
- Khi phục vụ thức ăn, tốt nhất nên để thức ăn trước cửa phòng và dùng âm thanh hoặc chuông trong điện thoại để báo cho người nhận biết để tránh nói chuyện trực tiếp.
- Mọi người phải rửa tay trước khi lấy thực phẩm và trước khi ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Bí ẩn 800 triệu trên bàn thờ người chồng vừa khuất: Cú sốc lớn khi sự thật được hé lộ
Một loại lá quý hiếm của Việt Nam, vô cùng đắt đỏ, giá bán cả trăm triệu đồng/kg
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn
Ăn gấc nhiều người thường bỏ hạt đi nhưng không ngờ đây là 'tiên dược' giá cao
Đặt một bát muối ăn trong nhà tắm, hữu ích đến không ngờ, biết rồi bạn sẽ không bao giờ muốn thay đổi nữa