Mùa lạnh nếu thấy '2 tê, 3 đau, 4 không rõ' thì đi viện ngay: Đừng đùa với tính mạng của mình
Chuyên gia người Nhật khuyên nên ăn chuối và 2 thời điểm vàng: Giảm cân nhanh, lợi cho sức khỏe / Bỏ gối khi ngủ, cơ thể nhận về 7 lợi ích sức khỏe ít ai ngờ tới
Đột quỵ là căn bệnh đột ngột và nguy hiểm, có thể lấy đi mạng sống con người ngay lập tức. Đặc biệt vào mùa đông, tỷ lệ người đột quỵ tăng cao. Dưới đây là 1 số triệu chứng cảnh báo đột quỵ nên lưu ý.
Hai chỗ tê
- Tê các ngón tay: Tê tay, tê chân bình thường do để lâu 1 vị trí thì không có gì đáng nói cả. Nhưng nếu đột nhiên các ngón tay bị tê, đồng thời kết hợp thêm các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt…chưa kể nếu chúng ta trên 40 tuổi hay lại có sẵn bệnh nền cao huyết áp, tăng mỡ máu…thì phải hết sức cẩn thận vì có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Tình trạng này là do lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là khu vực cánh tay. Nếu ai mà thường xuyên bị tê vị trí này thì phải cẩn thận sức khỏe. Chuyên gia cảnh báo những người hay bị tê 2 ngón này có nguy cơ xuất hiện cơn đột quỵ trong vòng 3 năm tới.
- Tê cứng mặt: Yếu hay có hiện tượng tê một bên cơ mặt đột ngột có thể là dấu hiệu của đột quỵ nha mọi người. Bên cạnh đó, mặt cũng có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống, cười méo miệng hoặc thiếu cân xứng cũng nên cẩn thận vì rất có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Ba đau
- Đau lưỡi: Bình thường, người già bị đau lưỡi không rõ nguyên nhân thì rất có thể do viêm mao mạch. Tuy nhiên không nên chủ quan và nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân chính xác vì rất có thể đau lưỡi chính là biểu hiện của đột quỵ.
- Đau đầu dữ dội: Đau đầu là biểu hiện của nhiều bệnh chứ không riêng gì tai biến, tuy nhiên nếu cơn đau đầu đến nhanh, đột ngột, choáng váng có thể gây buồn nôn hoặc nôn thì nên cẩn thận vì có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
Chúng ta bị đau đầu đến mức mất kiểm soát và khó tiết chế thì cần đặc biệt chú ý. Một số người đã mô tả rằng cơn đau từ một cơn đột quỵ não chính là loại đau đầu kinh khủng nhất trong cuộc đời.
- Ngã đau: Người thiếu máu não do xơ cứng mạch máu não dễ dẫn đến suy thần kinh vận động. Do đó, họ dễ bị té ngã gây đau đớn hơn người bình thường.
Bốn không rõ
- Nói không rõ: Trước khi xảy ra tai biến, cơ thể sẽ xuất hiện những cục máu đông. Chúng cản trở quá trình lưu thông máu cho vùng não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế, người bị đột quỵ sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.
Buồn ngủ: Tình trạng buồn ngủ thường xuất hiện 6 tháng hoặc 1 năm trước khi bắt đầu đột quỵ, trường hợp nhẹ thì buồn ngủ sau bữa ăn và khó tỉnh dậy, trường hợp nặng thì buồn ngủ cả ngày lẫn đêm, ngủ 24/24 giờ.
- Nhìn không rõ: Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Nguyên nhân là do thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn đã không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi và mờ dần.
- Tai nghe không rõ: Bên cạnh việc mắt mờ, rối loạn trí nhớ ra thì người bị bệnh tiểu đường còn có biểu hiện tai bị ù không nghe rõ.
Để tránh nguy cơ đột quỵ, tất cả mọi người nên chú ý giữ sức khỏe, nhất là những người có nguy cơ cao như mắc bệnh mãn tính, từng có người trong gia đình bị đột quỵ, thường xuyên đau đầu chóng mặt, sức khỏe yếu
Thứ nhất cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đây là cách phòng tránh đột quỵ rất hiệu quả. Chúng ta nên ăn nhiều rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc. Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường. Đồng thời uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...
Thứ hai tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Thứ ba giữ ấm cơ thể: Cơ thể bị nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Thứ 4 là kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết