Mua nấm về mà thấy những dấu hiệu này thì vứt ngay đừng tiếc vì rất độc
Cách ăn chuối tốt nhất cho sức khỏe và những lưu ý khi ăn / Sữa rất tốt nhưng uống vào buổi sáng hay buổi tối mới có lợi cho sức khỏe?
Dấu hiệu nhận biết nấm độc
Cục An toàn thực phẩm cho biết, có 3 đặc điểm thường nhận thấy ở các loài nấm độc:
Thứ nhất, nấm có đủ mũ, phiến nấm, cuống, vòng cuống và bao gốc.
Thứ hai, bên trong thân cây nấm màu hồng nhạt, mũ nấm màu đỏ có vẩy trắng, sợi nấm phát sáng trong đêm.
Thứ ba, bộ phận độc nằm trong toàn bộ thể quả nấm (mũ, phiến, vòng, cuống, bao gốc nấm), độc tố thay đổi theo mùa, trong quá trình sinh trưởng của nấm và trong môi trường đất đai, khí hậu.
Chúng ta cần lưu ý, đặc trưng của nấm độc là: Màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt, khi hái về dễ đổi màu, ép nước ra đục như sữa bò. Nấm không độc đa số có màu trắng, màu nâu nhạt, màu giấy cũ, khi bóp ra nước trong như nước lọc.
Do đó, khi muốn ăn nấm cần tuân theo các nguyên tắc sau đây
Chỉ ăn nấm khi biết chắc chắn đây là loại nấm ăn được, còn không biết thì tuyệt đối không được ăn.
Không ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hấp dẫn vì nấm này thường là nấm độc.
Không ăn các loại nấm hoang dại lúc còn non, vì lúc còn non chúng rất giống nhau (giống cúc áo), khó phân biệt.
Không ăn loại nấm khi cắt, vết cắt có rỉ ra chất trắng như sữa.
Không ăn nấm quá già, nấm có nghi ngờ, không rõ địa chỉ...
Không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm để xác định được rõ loài độc hay không.
Dấu hiệu bị ngộ độc nấm
Ngộ độc nấm có biểu hiện sớm và muộn.
Biểu hiện sớm thường xuất hiện sau khi ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ.
Biểu hiện muộn xuất hiện sau từ 6 – 40 giờ, trung bình 12 giờ sau khi ăn.
Mức độ ngộ độc tùy thuộc vào các loại nấm. Dấu hiệu xuất hiện sau 20 – 30 phút như nạn nhân thấy nôn nao, khó chịu, có khi đau bụng dữ dội hoặc nôn ra máu, đi ngoài nhiều lần, phân có mùi tanh hôi, người mệt lừ, lạnh toát, có khi nổi mẩn đỏ; nếu nặng thì co giật, hôn mê.
Các triệu chứng xuất hiện càng chậm thì mức độ ngộ độc càng nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc nấm
Gây nôn (bằng biện pháp cơ học): Trong vòng vài giờ sau khi ăn nấm (tốt nhất trong giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn.
Uống than hoạt tính: Liều 1gram/kg trọng lượng cơ thể.
Cho người bệnh uống đủ nước, tốt nhất là dùng Oresol.
Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu người bệnh hôn mê, co giật: Cho người bệnh nằm nghiêng.
Nếu người bệnh thở yếu, ngưng thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện cấp cứu có tại chỗ.
Không tự về nhà trong 1 – 2 ngày đầu nằm viện ngay cả khi các biểu hiện ngộ độc đã hết.
Nếu ngộ độc loại biểu hiện muộn cần điều trị tại cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con rể lớn tuổi hơn cả bố vợ, ngày cưới gọi 1 tiếng 'bố' thì nhận phản ứng bất ngờ
Chồng nằm viện vì tai nạn, vợ vô tình gặp lại người cũ và câu chuyện bất ngờ khiến ai cũng nghẹn ngào
Tử vi 12 con giáp ngày 19/1/2025: Hợi đối mặt lo lắng, Dậu đối diện nguy cơ lớn
Người yêu cũ mỉa mai sâu cay, không ngờ chồng tôi phản đòn bằng câu nói khiến anh ta "đứng hình"
Người yêu cũ của chồng bất ngờ tìm đến tận cửa với yêu sách trơ trẽn, câu chuyện dường như sẽ đi xa hơn nếu tôi không kịp thời “ra đòn”
Trước lễ cưới 10 ngày, chồng cũ bỗng nhiên gửi quà, khi mở ra tôi liền khóc nức nở vì nhớ lại những lời hứa khi xưa