Đời sống

Muối dưa trong bình nhựa dễ mang họa vào thân

Dưa muối là một trong số những loại thực phẩm có thể gây ngộ độc hay chứa độc tính gây bệnh nếu không được chế biến và sử dụng đúng cách.

Không cần dùng thuốc giảm cân, thường xuyên ăn 4 loại quả này giúp bạn có vóc dáng thon gọn / Trứng kết hợp cùng loại rau củ này có ngay món ăn thơm ngon, tăng gấp đôi dinh dưỡng

Dưa muối là quá trình lên men lactic nhờ vi khuẩn lactic có trong tự nhiên. Chính vì có men nên món ăn này có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hoá của con người như lactobacilli, acidophilus và plantarum. Dưa muối khi khi kết hợp với các sản phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm... sẽ tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, nếu không chế biến và ăn dưa muối đúng cách sẽ dẫn tới nguy cơ ngộ độc, , ung thư, vậy nên các bà nội trợ cần phải nắm chắc một số nguyên tắc nhất định để không tự "rước họa vào thân".

Không cho bột ngọt

Bột ngọt khi kết hợp với tính kiềm, axit sẽ sinh ra chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, khi nấu hay ăn dưa sống cũng không nên trộn mì chính, bột ngọt vào cùng, theo báo Sức khỏe & Đời sống.

Cần cảnh giác khi ăn và chế biến loại thực phẩm này

Nguy cơ sỏi thận, ung thư… khi ăn dưa muối không đúng cách.

Không ăn dưa muốixổi

Theo báo Tiền phong, việc ăn dưa cà muối sớm quá (tức ăn dưa xổi) cũng không tốt. Đó là vì khi mới lên men, dưa có thể phát sinh cả vi khuẩn gây hại. Dưa xổi chưa đủ tính acid để diệt loại vi khuẩn này. Ngoài ra, khi dưa muối còn xanh có chứa muối nitograt nó dễ gây ngộ độc, làm tim mệt, thở dốc, tức ngực. Ngoài ra, nitograt bị tích tụ lâu trong cơ thể cũng dễ gây ung thư.

Rửa, vắt sạch trước khi ăn

Nhiều người nghĩ rằng dưa được lên men trong môi trường muối và axit thì rất an toàn, không lo bị nhiễm khuẩn. Thực tế thì ở bất kỳ đâu cũng có vi khuẩn trú ngụ. Do đó, nên vắt sạch nước, hoặc cẩn thận hơn là rửa lại dưa với nước sạch để loại bỏ bớt chất mặn trong dưa. Điều này sẽ tốt cho đường ruột, tránh ngộ độc và hạn chế lượng muối tiêu thụ vào cơ thể.

Các bà nooin trợ nên nắm vững những nguyên tắc khi ăn và chế biến món dưa muối

Dù có khả năng "đưa cơm" nhưng nếu không cảnh giác, dưa muối trở thành tác nhân gây bệnh hàng đầu trong bữa cơm gia đình.

 

Không nên ăn thường xuyên, quá nhiều

Dưa muối cũng như một số thực phẩm lên men khác là có tác dụng kích thích tiêu hóa rất tốt, bổ sung lượng axit oxalic và canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dưa muối thì rất dễ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Vì canxi và axit axalic rất khó thoát ra ngoài, tích tụ lâu ngày sẽ gây hại đến thận. Bên cạnh đó chất chua trong dưa muối không phải là vitamin C thường có trong hoa quả nên cùng với chất mặn của dưa dễ làm tăng huyết áp. Do đó, không nên ăn quá 50g dưa/ ngày.

Không muối dưa vào bình nhựa

Vật dụng bằng nhựa, đặc biệt là các loại bình sơn, thùng sơn, nhựa không đảm bảo chất lượng được nhiều người sử dụng để muối dưa. Điều này dễ gây ngộ độc khi ăn dưa vì trong quá trình lên men làm chín dưa sẽ sinh ra nhiều axit. Việc axit ăn mòn, hút các chất độc tử nhựa vào dưa sẽ khiến dưa bị nhiễm độc. Ngoài ra, dùng vật dụng nhựa để muối dưa cũng rất dễ bị biến đổi thành chất gây ung thư. Nên dùng hũ sành, sứ để muối dưa là tốt nhất, nó còn giúp tăng hương vị của món dưa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm