Muối dưa trong bình nhựa - mang họa vào thân
Chuyên gia tiết lộ: Cách chọn bún ngon không có hàn the, không hại sức khỏe / Mách bạn cách làm nước lá tía tô cực nhiều lợi ích cho sức khỏe
Dưa muối là quá trình lên men lactic nhờ vi khuẩn lactic có trong tự nhiên. Chính vì có men nên món ăn này có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hoá của con người như lactobacilli, acidophilus và plantarum. Dưa muối khi khi kết hợp với các sản phẩm giàu đạm như thịt, cá, tôm... sẽ tạo cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, nếu không chế biến và ăn dưa muối đúng cách sẽ dẫn tới nguy cơ ngộ độc, , ung thư, vậy nên các bà nội trợ cần phải nắm chắc một số nguyên tắc nhất định để không tự "rước họa vào thân".
Không cho bột ngọt
Bột ngọt khi kết hợp với tính kiềm, axit sẽ sinh ra chất độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó, khi nấu hay ăn dưa sống cũng không nên trộn mì chính, bột ngọt vào cùng.
Nguy cơ sỏi thận, ung thư… khi ăn dưa muối không đúng cáchKhông ăn dưa muốixổi
Theo báo Tiền phong, việc ăn dưa cà muối sớm quá (tức ăn dưa xổi) cũng không tốt. Đó là vì khi mới lên men, dưa có thể phát sinh cả vi khuẩn gây hại. Dưa xổi chưa đủ tính acid để diệt loại vi khuẩn này. Ngoài ra, khi dưa muối còn xanh có chứa muối nitograt nó dễ gây ngộ độc, làm tim mệt, thở dốc, tức ngực. Ngoài ra, nitograt bị tích tụ lâu trong cơ thể cũng dễ gây ung thư.
Rửa, vắt sạch trước khi ăn
Nhiều người nghĩ rằng dưa được lên men trong môi trường muối và axit thì rất an toàn, không lo bị nhiễm khuẩn. Thực tế thì ở bất kỳ đâu cũng có vi khuẩn trú ngụ. Do đó, nên vắt sạch nước, hoặc cẩn thận hơn là rửa lại dưa với nước sạch để loại bỏ bớt chất mặn trong dưa. Điều này sẽ tốt cho đường ruột, tránh ngộ độc và hạn chế lượng muối tiêu thụ vào cơ thể.
Dù có khả năng "đưa cơm" nhưng nếu không cảnh giác, dưa muối trở thành tác nhân gây bệnh hàng đầu trong bữa cơm gia đình
Không nên ăn thường xuyên, quá nhiều
Dưa muối cũng như một số thực phẩm lên men khác là có tác dụng kích thích tiêu hóa rất tốt, bổ sung lượng axit oxalic và canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều dưa muối thì rất dễ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Vì canxi và axit axalic rất khó thoát ra ngoài, tích tụ lâu ngày sẽ gây hại đến thận. Bên cạnh đó chất chua trong dưa muối không phải là vitamin C thường có trong hoa quả nên cùng với chất mặn của dưa dễ làm tăng huyết áp. Do đó, không nên ăn quá 50g dưa/ ngày.
Không muối dưa vào bình nhựa
Vật dụng bằng nhựa, đặc biệt là các loại bình sơn, thùng sơn, nhựa không đảm bảo chất lượng được nhiều người sử dụng để muối dưa. Điều này dễ gây ngộ độc khi ăn dưa vì trong quá trình lên men làm chín dưa sẽ sinh ra nhiều axit. Việc axit ăn mòn, hút các chất độc tử nhựa vào dưa sẽ khiến dưa bị nhiễm độc. Ngoài ra, dùng vật dụng nhựa để muối dưa cũng rất dễ bị biến đổi thành chất gây ung thư. Nên dùng hũ sành, sứ để muối dưa là tốt nhất, nó còn giúp tăng hương vị của món dưa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến