Người đã tiêm vaccine cần chuẩn bị thêm gì để phòng dịch hiệu quả?
"Bí ẩn" hội chứng "áo choàng trắng” khi tiêm vaccine COVID-19 / 7 lưu ý giúp hồi phục sức khỏe nhanh hơn sau khi mắc COVID-19
Ảnh minh họa.
Số ca mắc mới không ngừng gia tăng dạo gần đây đã tạo nên một mối lo ngại chung trên toàn cầu về viễn cảnh các đợt dịch có thể tiếp tục tấn công nhân loại. Dù được coi là tấm lá chắn vững chắc nhất để chống lại COVID-19, khả năng bảo vệ của vaccine vẫn bị đánh giá là không thể chạm đến tỉ lệ tuyệt đối 100%. Vì vậy, ngay cả khi đã được chủng đầy đủ thì bản thân chúng ta vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc ngừa dịch để đảm bảo được sự an toàn nhất cho sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội.
Tại sao tiêm vaccine thôi là chưa đủ?
Tác dụng chính của vaccine là kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên của hệ miễn dịch trong cơ thể, từ đó tăng cao khả năng tự phòng tránh của mỗi người trước đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu gần đây, sức mạnh của hệ miễn dịch có thể bị suy giảm dần theo thời gian, nhanh nhất là vào khoảng 6 – 9 tuần sau tiêm chủng với một vài loại vaccine nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chúng ta trước COVID-19 có thể sẽ suy yếu dần và nguy cơ mắc cũng tăng dần theo thời gian.
Chưa dừng lại ở đó, mối hiểm họa mà COVID-19 mang lại cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ nói riêng và mọi người khác nói chung còn đến từ các loại biến thể mới xuất hiện, đặc biệt là biến thể Delta. Biến thể Delta đã được chứng minh là có khả năng làm giảm hiệu quả của các loại vaccine hiện hành, đồng thời tăng gấp nhiều lần khả năng lây nhiễm, nhập viện và thậm chí là tử vong ở những người chưa được tiêm chủng so với loại virus được ghi nhận ở thời kỳ đầu đại dịch. Vì vậy, chỉ trông chờ vào vaccine mà chủ quan bỏ qua mọi biện pháp phòng dịch khác là một quan niệm và hành động sai lầm, tiềm ẩn nguy cơ làm tăng đáng kể khả năng nhiễm bệnh và tử vong.
Một số biện pháp phòng tránh cần tiếp tục thực hiện
Với một số lượng không nhỏ những người chưa được chủng ngừa xung quanh và mối đe dọa đến từ các biến thể mới xuất hiện, người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn cần thực hiện một số các biện pháp sau đây để tỉ lệ phòng bệnh được đẩy cao hết mức có thể.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, có thể đeo tới 2 cái nếu thấy cần thiết.
- Hạn chế các hoạt động tụ tập đông người, có diễn ra tiếp xúc gần.
- Vệ sinh và rửa tay thường xuyên.
- Theo dõi bản đồ dịch bệnh để có những biện pháp tự hạn chế phù hợp.
- Theo dõi kỹ càng sức khỏe của bản thân, tìm kiếm sự trợ giúp của đội ngũ y bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc