Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn hàu sống
Phụ nữ có số đo vòng 2 trên 85cm có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn / "Nghiện" smartphone có nguy cơ gây ra nếp nhăn sớm
Hàu - thực phẩm giàu vi chất có lợi
Hàu là loài nhuyễn thể, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin, khoáng chất và axit béo omega-3, vitamin B12, kẽm và đồng.
Ngoài việc chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi như trên, hàu còn chứa một chất chống oxy hóa độc đáo mới được phát hiện gần đây, có tên là 3,5-Dihydroxy-4-methoxybenzyl alcohol (DHMBA). DHMBA là một hợp chất phenolic có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ.
Ảnh minh họa
Trên thực tế, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy nó có khả năng chống lại stress oxy hóa mạnh hơn gấp 15 lần so với trolox, một dạng tổng hợp của vitamin E thường được sử dụng để ngăn ngừa thiệt hại do stress oxy hóa. Một số nghiên cứu trong ống nghiệm chỉ ra rằng DHMBA từ hàu có thể có lợi đặc biệt đối với sức khỏe của gan.
Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn hàu sống
Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn "ăn thịt người" Vibrio vulnificus thường thấy ở các vùng biển nước ấm và sinh trưởng tốt khi nhiệt độ nước từ 20 độ C trở lên. Vi khuẩn Vibrio vulnificus cư trú ở những loại hải sản bị nhiễm khuẩn không được chế biến thích hợp, bao gồm: Tôm, cá, nghêu và hàu. Người ăn phải hải sản nhiễm khuẩn này có tỉ lệ tử vong trung bình lên tới 50%.
Khi ăn hàu sống, các vi khuẩn này chưa được tiêu diệt, do đó chúng vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Nhiễm những vi khuẩn này có thể dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, sốt và các tình trạng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng huyết.
Ảnh minh họa
Các chất ô nhiễm khác: Loài nhuyễn thể này có thể chứa các chất ô nhiễm hóa học, bao gồm các kim loại nặng như chì, cadmium và thủy ngân.
Do những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe, trẻ em, những người có hệ miễn dịch bị tổn hại và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tránh ăn hải sản sống. Những người chọn ăn hàu sống cần lưu ý những nguy cơ tiềm ẩn này. Đây là lý do tại sao các tổ chức y tế lớn như CDC khuyến cáo rằng chúng chỉ được ăn chín.
Hàu chứa một lượng kẽm đặc biệt cao. Mặc dù khoáng chất này rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây hại. Mặc dù độc tính của kẽm thường do bổ sung dạng uống, nhưng thường xuyên ăn nhiều hàu có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sức khỏe, chẳng hạn như giảm tỉ lệ chất đồng và sắt trong cơ thể mà kẽm phải cạnh tranh để hấp thụ. Ngoài ra, những người bị dị ứng với hải sản nên tránh ăn chúng.
Lưu ý khi ăn hàu tránh ngộ độc
Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện dinh dưỡng quốc gia, cho biết, về cơ sở khoa học, con hàu cũng như các loại hến, sò... đều giàu kẽm, giúp cho chu trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe cho cả nam giới cũng như phụ nữ, trẻ em. Tuy nhiên, đây là loại hải sản hay sống ở các vùng ven biển, cửa biển nên có thể nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, trong đó có sán. Vì thế, khi sử dụng, tốt nhất là nên nấu chín.
Ảnh minh họa
Trong trường hợp muốn ăn hàu sống, để an toàn cho sức khỏe, nên mua hàu biển về, loại bỏ hết hàu chết, hàu ươn (vì loài nhiễm thể rất dễ bị nhiễm độc), và ngâm trong nước mặn, hoặc nước muối để hàu thải hết chất bẩn, rồi hãy ăn (ở chừng mực nhất định).
Khi ăn hàu sống, để không bị đau bụng nên dùng gia vị là mù tạp, tăng khẩu vị cho món ăn, rất hợp với hải sản, giảm độ tanh và nguy cơ đau bụng.
Nhưng do thành phần của mù tạt là tinh dầu ép từ hạt của cây cải bẹ, có vị cay nồng, tính ôn; bản chất mù tạt có tính kích ứng niêm mạc mắt gây chảy nước mắt, gây nóng rát trong vòm họng và kích thích niêm mạc đường mũi.
Vì vậy, không nên dùng nhiều mù tạt ăn với hàu. Đồng thời mù tạt kích thích cả niêm mạc dạ dày nên những người bị đau dạ dày, viêm ruột không nên ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được