Đời sống

Nguy hại với sức khỏe khi ăn nhiều bánh kẹo ngày Tết

Ngày Tết bạn cần thận trọng không để cơ thể tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt nhé.

Chăm sóc da đúng cách thời kỳ mãn kinh / Ăn đậu Hà Lan giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Bệnh trầm cảm

Nguy hại với sức khỏe khi ăn nhiều bánh kẹo ngày Tết

Bạn không nên tiêu thụ nhiều đồ ngọt ngày Tết. Nguồn ảnh: Internet

Khi ăn quá nhiều đường bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm bởi đường làm tăng nguy cơ viêm. Nếu viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng thì hệ lụy của nó chính là sự căng thẳng, lo lắng, theo thời gian nó có thể dẫn đến trầm cảm.

Bệnh tim mạch

Sự dung nạp một cách quá mức lượng đường trong cơ thể khiến cho tim và động mạch bị tổn thương từ đó gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe của trái tim. Nguy cơ bệnh tật do ăn uống nhiều đồ ngọt trong trường hợp này chính là mắc bệnh lý về tim.

Mặt khác, đường còn khiến cho insulin bị tăng lên từ đó làm kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, làm tăng huyết áp và nhịp tim. Những người bị cao huyết áp thì động mạch và tim sẽ phải làm việc nhiều hơn. Kết quả của tình trạng này chính là nguy cơ đột quỵ, mắc các cơn đau tim cùng ác vấn đề khác về động mạch vành.

Bệnh ung thư

 

Nghiên cứu ở trên 430.000 người đã chỉ ra rằng những người ăn quá nhiều đồ ngọt có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng nguy cơ bị ung thư ruột non, ung thư màng phổi và ung thư thực quản. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu khác nhận thấy phụ nữ khi ăn bánh quy và bánh ngọt trên 3 lần/ tuần có nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung cao gấp 1.42 lần so với nhóm phụ nữ tiêu thụ loại đồ ăn này dưới 1 lần/tuần.

Gây tăng cân, béo phì

Đồ uống có đường như soda, nước trái cây và trà ngọt chứa nhiều đường fructose. Khi tiêu thụ những thực phẩm có loại đường này sẽ làm tăng cảm giác đói, thèm ăn, gây ra tình trạng kháng leptin - một loại hormone quan trọng điều chỉnh cơn đói và báo cho cơ thể bạn ngừng ăn. Điều này khiến bạn phải ăn thường xuyên hơn.

Ngoài ra, thực phẩm và đồ uống ngọt có nhiều đường lượng calo lớn nên khi ăn uống quá nhiều loại thực phẩm này sẽ gây dư thừa lượng calo (vượt quá 2.000 calo/ngày). Điều này sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân.

Sâu răng

 

Sau khi ăn đường, vi khuẩn trong miệng hình thành một lớp mảng bám mỏng trên răng. Những vi khuẩn này phản ứng với đường có trong thực phẩm, đồ uống và kích hoạt giải phóng một loại axit làm hỏng răng.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến béo phì và viêm nhiễm cũng như nồng độ chất béo trung tính, lượng đường trong máu và huyết áp cao - tất cả đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung, đặc biệt là từ đồ uống có đường, liên quan đến chứng xơ vữa động mạch, một căn bệnh đặc trưng bởi chất béo tích tụ làm tắc nghẽn động mạch.

Lượng đường tăng không chỉ làm tăng nguy cơ tim mạch mà còn có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, quản lý lượng đường nạp vào cơ thể rất quan trọng, nhất là những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.

 

Bệnh gan

Gan không chỉ là cơ quan đảm nhận vai trò thải độc mà còn giúp xử lý lượng protein nạp vào cơ thể. Không những thế, gan còn giúp xử lý nhiều quy trình chuyển hóa khác nữa. Mặc dù thực tế hiện nay số đông bệnh nhân mắc bệnh gan là do lạm dụng rượu bia quá mức nhưng dù không lạm dụng loại đồ uống này mà ăn uống quá nhiều đồ ngọt cũng làm tăng khả năng phát triển bệnh gan.

Điều này được giải thích rằng, việc tiêu thụ một lượng đường quá lớn dễ làm cho gan bị tổn thương không kém gì so với khi uống nhiều bia rượu. Không những thế, khi bị dung nạp quá nhiều đường còn vô tình tạo gánh nặng lên gan và gây ra gan nhiễm mỡ. Đây cũng là một bệnh lý không hề tốt cho sức khỏe.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm