Nguy hiểm những bộ phận hải sản có thể chứa độc tố không nên ăn
Nhìn mặt con trai mới sinh, chồng em tức tối bỏ đi nhưng mẹ chồng lại rút điện thoại gọi cho luật sư khiến tôi bất ngờ / Hồi xuân làn môi thâm với các loại nguyên liệu làm đẹp tự nhiên
Ruột tôm, đường chỉ đen ở lưng tôm
Đường chỉ đen ở lưng tôm: Nhiều người có thói quen ăn tôm chỉ bỏ phần vỏ, còn lại đều ăn hết vì nghĩ rằng tất cả bộ phận của tôm đều giàu dưỡng chất. Tuy nhiên, đường chỉ đen ở lưng tôm là bộ phận hải sản cần loại bỏ khi nên ăn. Vì đây là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng nên nó không hề sạch như nhiều người vẫn nghĩ.
Nên loại bỏ đường chỉ ở lưng tôm khi ăn. Ảnh: Internet. |
Đầu tôm là nơi chứa các bộ phận nội tạng của tôm. Do đó hàm lượng kim loại nặng trong đầu tôm cao hơn nhiều so với thân. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, hàm lượng này không đáng kể.
Ruột cá, mật cá
Ruột cá là bộ phận bẩn nhất, bởi cá sống dưới nước rất dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước. Đặc biệt, cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá dễ nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn.
Mật cá là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong.
Cua
Món hải sản nàyrất bổ dưỡng nhưng khi ăn cua bạn nên loại bỏ những bộ phận sau đây:
Mang cua, tim cua, ruột cua, dạ dày cua cần được loại bỏ khi ăn.Ảnh: Internet. |
- Mang cua: Bộ phận này nằm dưới mai cua, có hình dáng khá giống những chiếc răng lược và mềm. Mang cua là cơ quan hô hấp của cua, có chức năng lọc nước. Khi cua lên cạn, một lượng nước sẽ được lưu trữ trong mang giúp cua tiếp tục hô hấp và duy trì sự sống trong thời gian dài. Do đó, những chất bẩn và vi khuẩn trong nước có thể bám lại ở mang cua, gây nguy hiểm tới sức khỏe khi ăn.
- Ruột cua: Trong ruột cua có chứa chất thải, độc tố do đó tốt nhất không nên ăn bộ phận này.
- Dạ dày cua: Phần này chính là túi xương nhỏ màu vàng hình tam giác nằm trong thân cua. Khi ăn nên nhẹ nhàng loại bỏ phần này ra, tránh bị vỡ vì trong dạ dày cua có chứa nhiều cát bẩn.
- Tim cua: Khi lấy mai cua ra, bạn sẽ thấy một hình lục giác có màu trắng nằm ở chính giữa và đó chính là tim cua. Bộ phận này của cua cũng nên được loại bỏ trước khi ăn.
Ốc biển
- Não và tuyến nước bọt của ốc: Não ốc (nằm ở phần đầu của con ốc) có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Do đó, trước khi nấu ốc, bạn cần sơ chế sạch sẽ bằng cách ngâm ốc trong nước sạch từ một đến nhiều lần. Bên cạnh đó, bạn không nên ăn những loại ốc lạ để tránh ngộ độc.
- Ruột ốc: Bộ phận này nằm ở đuôi ốc, ở vòng xoay nhỏ nhất, chứa nhiều chất bẩn. Do đó, bạn nên loại bỏ phần đuôi ốc trước khi ăn.
Sò điệp
Lớp màng bao quanh sò điệp và bao tử là bộ phận cần được loại bỏ khi ăn. Ảnh: Internet. |
Khi sơ chế sò điệp, bạn hãy lấy một con dao lóc phần thịt của nó ra khỏi vỏ. Sau đó, loại bỏ lớp màng mỏng bao quanh thịt sò, bởi đây là những bộ phận chứa nhiều cát bẩn nhất của sò điệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên loại bỏ phần bao tử màu đen do đây chính là nội tạng của sò điệp. Vì vậy, có thể nói rằng ăn sò điệp chính là ăn phần cơ nối giữa hai mảnh vỏ của sò điệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức