Đời sống

Nguyên nhân bị hôi miệng khi mắc chứng trào ngược dạ dày

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến người bệnh bị hôi miệng.

Đừng nghĩ bào ngư, vi cá là 'thần dược' quý và đây là lý do / Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn trứng mỗi ngày?

Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây hôi miệng?

Trào ngược dạ dày là nguyên nhân hôi miệng.

Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược từng dịch dạ dày lên thực quản. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những những biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, hẹp thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản,... Bên cạnh các triệu chứng kinh điển như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, nóng dạ dày, ho, khàn giọng thì hôi miệng cũng là một triệu chứng khá thường gặp. Hôi miệng làm hơi thở luôn có mùi khó chịu, làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

Vì sao trào ngược dạ dày bị hôi miệng là vấn đề được rất nhiều người thắc mắc. Lý giải điều này, các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, do là cơ quan tiêu hóa thức ăn, dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến người bệnh bị hôi miệng. Ngoài ra, acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn sinh mùi sẽ có điều kiện phát triển.

Khi triệu chứng hôi miệng xảy ra có thể bệnh trào ngược dạ dày của bệnh nhân đã ở mức độ nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng hôi miệng người bệnh cần được điều trị tận gốc bệnh lý trào ngược dạ dày.

Thực phẩm cần tránh khi bị trào ngược dạ dày

Thực phẩm chứa nhiều chất béo

 

Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ chiên, rán nhiều mỡ… nếu bữa ăn càng có nhiều chất béo thì việc tiêu hóa càng chậm và khó khăn hơn.

Khó tiêu sẽ dẫn đến trứng bụng, tăng áp lực cho dạ dày, do đó cũng tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản.

Cà phê, thuốc lá, bia rượu

Bệnh nhân cần tránh các đồ uống có cồn, kích thích như: cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein… những đồ uống này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày.

Đồ uống có ga như nước coca, sô đa… cũng cần tránh bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày thực quản. Đặc biệt, rượu, bia và những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản.

 

Khi dạ dày đang đói mà bạn uống các đồ uống này thì sẽ rất hại cho cơ thắt. Bên cạnh đó, sữa và sôcôla chứa nhiều chất béo, protein và canxi, nên người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng.

Hoa quả chứa nhiều axit

Trái cây rất tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất, nhưng đối với bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày - thực quản cần hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi…

Các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng nên hạn chế uống.

Các loại gia vị

 

Các loại gia vị thường được sử dụng trong thực đơn hàng ngày, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh cần hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: ớt, bạc hà, tỏi… là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm