Đời sống

Nguyên nhân không ngờ gây bệnh trầm cảm

Thiếu ngủ, giới tính, mê phim ảnh.... là nguyên nhân gây bệnh trầm cảm mà nhiều người không ngờ tới.

Những điều bạn cần biết về bệnh suy tim / Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh đúng cách

Bệnh trầm cảm là gì?

Nguyên nhân không ngờ gây bệnh trầm cảm

Rất nhiều người bị bệnh trầm cảm mà không ngờ tới. Nguồn ảnh: Internet

Bệnh trầm cảm (Depression), là bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ, hành xử của người bệnh, khiến cho người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, hay các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Bệnh trầm cảm phổ biến đến mức, có đến 80% dân số trên thế giới từng bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Ở bệnh nhân trầm cảm nhẹ, bệnh nhân có thể chưa cần phải dùng đến thuốc và tình trạng không quá nguy hiểm. Nhưng trên hết, người bệnh cần nhận được sự quan tâm của gia đình và người thân và cả bác sĩ để hỗ trợ khắc phục tình trạng này, bởi lẽ, trầm cảm có thể tồi tệ hơn rất nhiều nếu không được điều trị.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

 

Tình trạng thiếu ngủ

Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu việc thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng cáu kỉnh, nhưng thiếu ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng, khi những người khỏe mạnh bị thiếu ngủ, não của họ sẽ hoạt động nhiều hơn sau khi nhìn thấy những bức ảnh đau buồn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ.

Cơ chế hoạt động của não lúc này cũng tương tự như hoạt động của não ở những người trầm cảm. Nếu bạn không ngủ đủ giấc, não sẽ không có đủ thời gian để thay thế các tế bào não. Do vậy, não sẽ không hoạt động tốt, và đây là một trong số những nguyên nhân chính gây trầm cảm.

Sở thích lướt Internet

Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, dành quá nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội có thể liên quan với bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và trẻ nhỏ. Nghiện Internet khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người trong thực tế, thiếu tình bạn và dẫn đến tình trạng có cái nhìn sai lệch về cuộc sống. Một số chuyên gia thậm chí còn gọi tình trạng này là trầm cảm do Facebook!

 

Trong một nghiên cứu năm 2010, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 1,2% số người từ 16–51 tuổi sẽ dành quá nhiều thời gian để online, và họ đã xuất hiện trầm cảm ở mức độ vừa và nặng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, hiện vẫn chưa rõ việc sử dụng nhiều Internet dẫn đến trầm cảm hay người bị trầm cảm thường có xu hướng sử dụng Internet nhiều hơn.

Đam mê phim ảnh

Khi một vài thứ quan trọng đối với nhiều người đi đến hồi kết như việc kết thúc một chương trình truyền hình, một bộ phim, hay xây dựng một gia đình mới có thể gây trầm cảm ở một số người.

Vào năm 2009, một số người hâm mộ phim “Avatar” cảm thấy chán nản và thậm chí đã tự tử vì cảm thấy thế giới hư ảo trong phim không có thật. Phản ứng tương tự cũng xảy ra khi phần cuối cùng của bộ phim nổi tiếng Harry Porter đi đến hồi kết.

Mắc bệnh mạn tính

 

Quá trình “chung sống” với các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, ung thư,… không chỉ gây ra những đau đớn về thể chất mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần bệnh nhân, có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này.

Giới tính

Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới do họ phải gánh những công việc nhiều hơn như chăm sóc con cái, công việc xã hội, áp lực gia đình dồn nén, không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân,…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm