Đời sống

Những điều bạn cần biết về bệnh suy tim

Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Lợi ích tuyệt vời của vỏ trái cây đối với sức khỏe, rất ít người biết / Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều?

Suy tim là gì?

Những điều bạn cần biết về bệnh suy tim

Suy tim là bệnh nguy hiểm. Nguồn ảnh: Internet

Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Suy tim là con đường chung cuối cùng của hầu hết các bệnh lí tim mạch. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Ngoài ra người bệnh suy tim nặng sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính. Bài này sẽ đề cập đến suy tim mạn tính.

Phân độ suy tim

Có 4 mức độ suy tim theo phân loại của hội tim mạch New York (NYHA):

Độ I: Không hạn chế vận động của bệnh nhân. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.

Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực của bệnh nhân. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực.

 

Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực của bệnh nhân. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.

Độ IV: Không thể thực hiện bất cứ vận động thể lực nào mà không thấy khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.

Nguyên nhân thường gặp

Các nguyên nhân gây suy tim thường gặp gồm:

Tăng huyết áp.

 

Bệnh van tim do thấp khớp.

Sau nhồi máu cơ tim.

Bệnh cơ tim nguyên phát.

Rối loạn nhịp tim kéo dài.

Một số bệnh tim bẩm sinh.

 

Dùng một số loại thuốc (như hóa chất điều trị ung thư).

Các bác sĩ cũng lưu ý tình trạng béo phì âm thầm gây ra những tổn thương tiềm ẩn, có thể dẫn đến suy tim. Ở những người béo phì nhẹ, khả năng co bóp của tim cũng suy giảm, và khả năng co bóp của tâm thất trái ở những người cực béo bị suy giảm đáng kể so với người bình thường. Cơ thể càng to lớn thì tim phải hoạt động càng nhiều, vì thế nó phải tự tăng kích cỡ lên và điều này khiến nó phải "trả giá". Ngoài ra, tình trạng béo phì có thể gây ra hội chứng ngừng thở trong khi ngủ, vốn rất nguy hiểm cho tim.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm