Nguyên tắc khi chế biến thực phẩm để tránh ngộ độc ngày Tết
Những thực phẩm khiến răng ố vàng, xỉn màu / Không muốn suy giảm não bộ cần tránh xa những thực phẩm này
Ảnh minh họa. |
Theo truyền thống, hằng năm cứ mỗi khi Tết đến các gia đình đều chuẩn bị nhiều thực phẩm để làm cỗ, trước là cúng tổ tiên sau sum họp gia đình hoặc tiếp đón bạn bè. Để giữ trọn niềm vui và đảm bảo sức khỏe của mọi người trong dịp Tết, mỗi gia đình cần biết cách lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là một số cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn:
Cách chế biến thực phẩm phòng tránh ngộ độc
Nếu việc lựa chọn thực phẩm đã đạt tiêu chuẩn thì khâu chế biến thực phẩm cũng là một trong những cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm hiệu quả nhất. Việc làm này đôi khi không được quan tâm lắm bởi nhiều người nghĩ rằng cứ chế biến theo ý thích hoặc sao cho tiện lợi là được. Chính vì vậy nên nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra một cách vô tình do sự không hiểu biết của chính người chế biến.
- Chế biến thực phẩm theo quy trình một chiều: Thông thường nếu có 1 bếp nấu người chế biến có thể vừa sơ chế thức ăn sống vừa nấu các loại thức ăn khác để tiết kiệm thời gian. Nhưng nếu vô tình bàn tay không được vệ sinh khi tiếp xúc với những thực phẩm sống sau đó lại tiếp xúc với thực phẩm chín thì nguồn bệnh chắc chắn bị lây lan. Bạn nên sơ chế đồng loạt thực phẩm sống cho sạch sẽ và để riêng chúng với nhau. Sau đó mới tiến hành nấu các món ăn. Đặc biệt thành phẩm món ăn đã chín phải để riêng và cách xa nơi chế biến thực phẩm sống để đảm bảo vi khuẩn không bị lây lan.
- Các loại thức ăn cần được nấu chín: Đặc biệt với các loại thịt nên ăn thịt chín hẳn, hạn chế ăn những món gỏi, tái hoặc tiết canh bởi nguồn bệnh sẽ không được tiêu diệt, thậm chí chúng có môi trường để hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Nên khử trùng các loại rau củ quả: Nếu mua rau củ quả về chúng ta nên rửa sạch với nước, sau đó ngâm nước muối hoặc khử bằng máy ozon. Nếu ngâm nước muối xong bạn nên rửa lại bằng một lượt nước sạch nữa trước khi ăn. Đối với các loại rau ăn sống như xà lách, rau thơm….Nên khử trùng sạch sẽ và cẩn thận trước khi sử dụng nhé.
Tránh nấu các loại thực phẩm cấm kỵ với nhau
Những món ăn thông thường được kết hợp do sở thích hoặc ngẫu hứng với nhau. Hoặc vô tình chế biến chúng theo thói quen đã có. Chính những nguyên nhân này đã mang đến những vụ ngộ độc thực phẩm mà chúng ta không ngờ đến. Do đó, có kiến thức cơ bản về những loại thực phẩm, món ăn không được kết hợp với nhau khi nấu ăn chính là một trong những mẹo, bí quyết phòng tránh ngộ độc thực phẩm đơn giản mà cực quan trọng cần phải nhớ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ