Nha đam cực tốt nhưng dùng sai cách sẽ gây ngộ độc, chớ dại làm theo
Thêm ngay 7 loại thực phẩm này vào bữa ăn để "đánh bay" sẹo mụn đáng ghét / Đậu nành - một trong thực phẩm gây ra nhiều tranh cãi nhất: Chúng có thật sự tốt cho sức khỏe?
Lá nha đam có hai chất là gel và mủ. Phần gel được tạo thành từ khoảng 96% nước và chứa dưỡng chất khác như vitamin A, B, C và E. Gel nha đam có thể dùng để bôi da hoặc nấu ăn. Đây là loại thực phẩm tốt cho những người bị bệnh tiểu đường, viêm gan, sụt cân, viêm ruột, loét dạ dày, viêm xương khớp, hen suyễn, sốt, ngứa và viêm… Phần mủcó màu vàng nhạt, được tiết ra ở phần dưới lớp vỏ xanh.
Dùng nha đam sai cách sẽ dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn.
Ngộ độc nha đam
Tài liệu "Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi có viết, thành phần chủ yếu trong cây nha đam là chất aloin (chiếm 16-20%) có tác dụng tẩy vị đắng. Sử dụng aloin liều cao có thể làm co bóp, chống táo bón như thuốc sổ, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng gan, thận.
Phụ nữ mang thai dùng aloin sẽ làm tử cung co bóp mạnh và có thể dẫn tới sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị dị tật.
Với trẻ nhỏ, aloin có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, hồi hộp lâu ngày, thậm chí nó có thể dẫn tới chứng hoang tưởng, lo sợ, nhút nhát.
Dị ứng da
Gel nha đam thường được sử dụng để dưỡng da, làm dịu các tổn thương trên da như bỏng, cháy nắng... Tuy nhiên, sử dụng gel nha đam trong thời gian dài có thể dẫn tới dị ứng như viêm, phát ban, đỏ mí mắt.
Hơn nữa, bôi gel nha đam và đi ra ngoài nắng có thể khiến da bị kích ứng, phát ban, đỏ rát.
Hạ đường huyết
Nha đam có khả làm hạ đường huyết. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm này.
Tổng thương gan
Nha đam có chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins, polymannans và acetylated mannans. Các chất này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan. Dùng quá nhiều nha đam có thể dẫn đến tổn thương gan.
Suy thận
Nhựa của nha đam có liên quan đến suy thận. Người thận yếu hoặc có tiền sử mắc bệnh thận nên tránh sử dụng nha đam.
Ngoài ra, các hoạt chất có trong nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc như Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, Sevoflurane, thuốc lợi tiểu và có thể dẫn đến bệnh thận nếu dùng trong thời gian dài.
Gây khó chịu dạ dày
Mủ của cây nha đam có thể gây ra co thắt, đau bụng, đầy bụng. Do đó, nếu đang gặp vấn đề về dạ dày, bạn nên tránh sử dụng nha đam.
Làm bệnh trĩ thêm nặng
Sử dụng nha đam có thể làm bệnh trĩ thêm nặng. Do đó, nếu đang bị bệnh này, bạn không nên ăn nha đam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Người xưa khuyên: Trồng cây này trước nhà phải chặt bỏ ngay kẻo đen đủi kéo đến
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp