Đời sống

Nhận biết 2 tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới đột quỵ khi trời nắng nóng

Đột quỵ do nhiệt là vấn đề có thể gặp trong những ngày nắng nóng.

Những lợi ích sức khỏe khi bổ sung mướp vào chế độ ăn uống ngày nắng nóng / Sốc nhiệt ngày nắng nóng dễ gây đột quỵ, tử vong: Hãy học cách tự bảo vệ mình theo khuyến nghị của WHO

Mùa hè là mùa của những ngày nắng nóng, oi bức. Kéo theo đó là các vấn đề sức khỏe liên quan tới nhiệt, như kiệt sức do nắng nóng, nghiêm trọng hơn là say nắng. Trong đó, say nắng là tình trạng y tế cần đặc biệt lưu tâm và cần sự trợ giúp y tế khẩn cấp vì nó có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong.

Trước khi bị say nắng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện kiệt sức do nắng nóng. Nếu sơ cứu, xử trí được tình trạng kiệt sức do nắng nóng, bệnh nhân sẽ hồi phục trở lại. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và xử trí đúng cách, tình trạng này sẽ tiến triển thành say nắng và gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì thế, việc nhận biết, phân biệt 2 tình trạng sức khỏe trên là vô cùng quan trọng để có những cách xử trí đúng đắn và kịp thời.

Phân biệt triệu chứng của kiệt sức do nắng nóng và say nắng

Kiệt sức do nắng nóng xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước và muối, điển hình là do đổ mồ hôi. Trong khi đó, say nắng (hay còn gọi là sốc nhiệt) là một trường hợp cấp cứu y tế nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể kiểm soát được nhiệt độ bên trong.

Nhận biết 2 tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới đột quỵ vào mùa hè - Ảnh 1.

Phân biệt kiệt sức do nắng nóng và say nắng (Ảnh: Lam Chi)

Nguyên nhân của kiệt sức do nắng nóng và say nắng

Cả say nắng và kiệt sức do nắng nóng đều có nguyên nhân từ việc cơ thể không có khả năng tự làm mát. Mồ hôi là "công cụ" tự nhiên giúp cơ thể hạ nhiệt. Nếu bạn tập thể dục quá sức hoặc làm việc nặng trong thời tiết nóng bức hoặc trong phòng nóng, cơ thể bạn khó có thể tiết đủ mồ hôi để làm mát cơ thể.

Các nguyên nhân khác gây kiệt sức do nắng nóng và say nắng bao gồm:

- Mất nước

- Mặc quần áo chật, không thấm hút mồ hôi

 

- Uống đồ uống có cồn

Nếu để kiệt sức vì nóng kéo dài sẽ dẫn đến say nắng. Say nắng có thể xảy ra nhanh chóng khi trời đang quá nóng hoặc khi bạn đang làm việc quá sức. Đó chính là lý do tại sao ngay khi có dấu hiệu của kiệt sức vì nóng, bạn cần phải xử trí ngay lập tức.

Ai là người dễ bị kiệt sức do nắng nóng và say nắng?

Nhận biết 2 tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới đột quỵ vào mùa hè - Ảnh 2.

Say nắng là tình trạng y tế khẩn cấp trong những ngày nắng nóng (Ảnh: Getty)

Ai cũng có thể có nguy cơ bị kiệt sức do nắng nóng hoặc say nắng. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn cả:

 

Người già và trẻ nhỏ:Trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi dễ mắc các vấn đề liên quan tới nhiệt hơn do khả năng điều chỉnh nhiệt độ của họ kém hơn.

Người có các bệnh lý nền:Cơ thể của những người đang điều trị huyết áp cao hoặc các bệnh về tim khó giữ nước hơn người bình thường. Việc mất nước có thể dẫn tới kiệt sức do nóng hoặc say nắng.

Người thừa cân, béo phì:Cơ thể của những người thừa cân, béo phì dễ tăng nhiệt hơn so với người bình thường. Đồng thời, nhóm người này cũng sẽ gặp khó khăn hơn trong việc hạ nhiệt, làm mát cơ thể.

Đột ngột thay đổi nhiệt độ:Nếu đang ở trong phòng mát và đột ngột bước ra ngoài không gian nóng bức, cơ thể không kịp thích ứng với nhiệt độ và có thể dẫn tới sốc nhiệt.

Xử trí kiệt sức do nắng nóng và say nắng

Nhận biết 2 tình trạng nguy hiểm có thể dẫn tới đột quỵ vào mùa hè - Ảnh 3.

Nên uống đủ nước trong những ngày nắng nóng (Ảnh: CNN)

 

Điều quan trọng khi xử trí kiệt sức do nắng nóng và say nắng đó là làm mát cơ thể ngay lập tức.

Đối với người bị kiệt sức do nắng nóng, cần chuyển nạn nhân tới nơi mát hơn, cho uống nước (nếu nạn nhân có thể tự uống), tắm nước mát, chườm mát vào các vị trí như cổ, nách, bẹn. Nếu nạn nhân bị nôn hoặc buồn nôn, tuyệt đối không cho ăn/ uống mà cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí.

Đối với người bị say nắng, điều quan trọng nhất cần làm là làm mát nạn nhân, đồng thời tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.

Để tránh bị kiệt sức do nắng nóng hoặc say nắng, mọi người nên uống nhiều nước, đặc biệt khi tập thể dục; không ra ngoài trời vào những thời điểm nắng nhất (khoảng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều); mặc quần áo thấm hút mồ hôi; có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, tránh tiêu thụ đồ uống có cồn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm