Đời sống

Nhìn vào lưỡi 5 giây: Thấy có màu này cảnh báo bệnh ung thư, viêm phế quản nặng, cần đi khám ngay

Theo Y học cổ truyền, lưỡi có thể phần nào nói lên được tình trạng sức khoẻ của một con người. Màu sắc của lưỡi sẽ nói cơ thể đang mắc bệnh gì.

Tác dụng "vàng" của bột sắn dây với sức khỏe / Những loại rau cho vào nổi lẩu dễ sinh độc ảnh hưởng đến sức khỏe, mang họa vào thân

Màu sắc bất thường ở lưỡi cảnh báo bệnh

Lưỡi có màu đỏ

photo-1-1501978932659-16-97-949-1600-crop-1501978950919
Ảnh minh họa.

Khi cơ thể nóng, lưỡi thường sẽ có màu đỏ và hơi sưng. Sự thiếu hụt vitamin, sốt hay bệnh viêm, nhiễm trùng là những nguyên nhân khiến lưỡi chuyển sang màu đỏ. Vitamin bị thiếu ở đây là B12, B3 và sắt.

Lưỡi có màu đen

Tình trạng này vô hại, chủ yếu xảy ra do việc vệ sinh răng miệng kém. Đôi khi vi khuẩn và nấm men bị mắc dính theo bề mặt trung tâm của lưỡi, do đó tạo nên mảng đen trên mặt lưỡi.

Màu sắc lưỡi đen đôi khi còn do thói quen xấu như: Hút thuốc, uống rượu, cà phê và để cải thiện tình trạng này, chúng ta nên vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn.

Lưỡi có màu trắng

 

Lưỡi có màu trắng thể hiện tình trạng mất nước, bị viêm miệng hoặc nấm men nhiễm trùng hay leukoplakia – một sự gia tăng quá mức của các tế bào trên bề mặt lưỡi, thường thấy ở những người hút thuốc. Vì thế, nếu thấy xuất hiện màu trắng ở lưỡi, chúng ta cần uống nhiều nước hơn.

Lưỡi có màu vàng

Nguyên nhân gây ra lưỡi vàng cũng giống như lưỡi đen. Lưỡi vàng xảy ra do sự hình thành của nấm men trên bề mặt lưỡi do vệ sinh răng miệng không tốt. Và cách tốt nhất để cải thiện vấn đề là chúng ta phải duy trì vệ sinh răng miệng tốt.

Lưỡi có màu nâu

Lưỡi nâu được xem là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư da giai đoạn đầu, hay còn gọi là melanoma. Nếu chúng ta thấy có một đốm nâu trên lưỡi mà nó đã biến đổi sang màu tối hơn thì tốt nhất hãy đi khám ngay lập tức.

 

Lưỡi có màu tím

Viêm phế quản mãn tính, nồng độ Cholesterol cao và ăn nhiều thực phẩm lạnh được xem là những nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi tím. Vì thế, hãy bổ sung các thực phẩm có tính nóng như gừng, tỏi để mang lại cho lưỡi màu sắc hồng.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết rằng, bằng cách kiểm tra lưỡi không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác 100% về tình trạng sức khỏe, bởi đôi lúc lưỡi có thể bị thương do ăn uống hoặc bị vi khuẩn tấn công dẫn đến kích ứng tạm thời.

Những dấu hiệu trên lưỡi cảnh báo bệnh tim

VN_15c8224cc971834f19cc8744t09be4bbc
Ảnh minh họa.

1. Trên lưỡi có vết bầm của máu: Dấu hiệu mạch máu bị ứ đọng không lưu thông

 

Đối với người bệnh tim mạch, nếu thấy trên lưỡi có màu tím sẫm, hoặc xuất hiện vết bầm máu, đông y cho rằng đó là dấu hiệu của tình trạng mạch máu bị ứ đọng.

Khi có tình trạng trên kèm theo những triệu chứng như loạn nhịp tim, hồi hộp khó thở, mất ngủ, mộng mị, thậm chí đau nhói vùng tim... thì đó là dấu hiệu của bệnh tim.

Nếu kèm theo triệu chứng đau đầu, chóng mặt...có thể là dấu hiệu của bệnh mạch máu não.

2. Lưỡi rêu trắng: Dấu hiệu của tình trạng thiếu máu

Lưỡi trắng chia làm hai loại

 

Lưỡi trắng nhạt: Nếu người có tình trạng này kèm theo suy nhược cơ thể, suy tim, loạn nhịp tim ... thì phần nhiều là triệu chứng của bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.

Lưỡi rêu trắng nhầy: Triệu chứng này hầu hết liên quan đến mức độ thấp khí ở trung tiêu (đoạn giữa dạ dày), người bệnh có thể còn kèm theo triệu chứng tức ngực, khó chịu vùng tim... Xuất hiện những dấu hiệu này có thể là báo trước của bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.

3. Lưỡi có màu đỏ: Dấu hiệu tim thiếu âm tâm kinh

Lưỡi khỏe thường có màu hồng nhạt, còn trong lâm sàng, có một số bệnh nhân tim mạch có thể kèm theo biểu hiện lưỡi đỏ, người bệnh sẽ xuất hiện đánh trống ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh và những triệu chứng khó chịu khác.

Trong đông y gọi triệu chứng này là thiếu âm tâm kinh, khi tim thiếu âm dễ sinh âm hư nội nhiệt, dẫn đến bệnh tim mạch.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm