Đời sống

Nhỡ bữa phải ăn mì tôm cần áp dụng ngay 5 điều này để tránh "rước độc vào thân"

Không thể phủ nhận rằng mì tôm rất tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu chỉ ăn mì không sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho sức khỏe, khiến bạn không thể tập trung và luôn có cảm giác mệt mỏi.

Chồng thèm ăn mì tôm, vợ nấu ngay bát bún tôm nguyên con khiến hội chị em 'bò lăn ra cười' / Ăn mì tôm nhớ làm thêm 1 bước nhỏ để loại bỏ chất béo

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu chỉ ăn mình mì tôm sẽ thiếu hụt dinh dưỡng khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.

Trong một nghiên cứu tại Trung Quốc đã từng liệt kê ra rằng, trong một gói mì ăn liền nhỏ bé có tới 24 chất, mà phần lớn là phụ gia thực phẩm bên cạnh nguyên liệu chính là bột.

6 lý do sau đây khiến bạn có thể dễ dàng quyết định việc bạn có nên ăn mì hàng ngày hay không:

Nhỡ bữa phải ăn mì tôm cần áp dụng ngay 5 điều này để tránh rước độc vào thân - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sợi mì đã được chiên với rất nhiều dầu

Mì ăn liền sở dĩ không phải "nấu" chín nữa bởi vì chúng đã được chiên rán chín trong quá trình sản xuất. Mà ai cũng biết rằng đồ ăn chiên rán nhiều không hề có lợi cho sức khỏe. Việc dầu mỡ được dùng với số lượng lớn và chiên đi rán lại luôn ẩn chứa rất nhiều nguy cơ với sức khỏe.

Hàm lượng calo cao

Mỗi một gói mì chứa tới 400 calo, liều lượng này tương đương với ¼ lượng calo được khuyến cáo sử dụng cho một người trưởng thành có thể ăn trong ngày. Người sợ béo cần biết tính toán cẩn thận sau khi ăn mì để giảm các món chứa nhiều calo khác.

Hàm lượng chất béo cao

 

Trong một gói mì ăn liền có chứa rất nhiều chất béo so với các món ăn cùng loại khác. Một lượng mì khoảng 85gram chứa 14,5 gam chất béo, trong đó chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe chiếm 6,5gram. Nếu bạn ăn chất béo quá nhiều và thường xuyên thì việc tăng cân quá mức là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Thiếu hụt protein và rau quả

Trong một gói mì ăn liền lượng vitamin và canxi là gần như bằng không, và chỉ có 4gram protein và 10% chất sắt.

Trên thực tế, nam giới trưởng thành cần thêm ít nhất 56 gram protein mỗi ngày. Thậm chí cả thành phần rau xanh cũng không có trong một gói mì. Vì thế, nếu ăn một gói mì mà coi là "xong" một bữa, thì bạn hoàn toàn bị thiếu chất.

Gói gia vị thiếu lành mạnh

 

Trong một túi gia vị đựng trong gói nilon đi kèm gói mì đó thực ra chỉ có bột ngọt (mì chính), đường và các loại gia vị hương liệu. Những thành phần này lạm dụng rất bất lợi cho sức khỏe, thậm chí, bạn ăn cả một gói gia vị đó/1 tô mì sẽ gây thừa những phụ gia không cần thiết với sức khỏe.

Bên cạnh đó, thói quen "đổ cả gói gia vị vào bát mì" sẽ gây thừa muối so với tỉ lệ. Gói muối đi kèm trong gói mì bạn chỉ nên ăn một nửa là vừa độ "đậm đà".

Gây ra hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa tim mạch sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và nguy cơ đột quỵ. Mỗi người ăn 2 gói mì/tuần sẽ phải đối mặt với vấn đề mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 68% so với người không ăn hoặc hầu như rất ít ăn mì tôm.

5 lưu ý khi ăn mì ăn liền để đảm bảo sức khỏe:

 

Để đảm bảo sức khỏe khi ăn mì ăn liền, chúng ta cần chú ý những điều sau:

Nhỡ bữa phải ăn mì tôm cần áp dụng ngay 5 điều này để tránh rước độc vào thân - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vứt bỏ gói dầu gia vị

Mì ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Để hạn chế dầu mỡ, bạn nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mì ăn liền.

Thêm rau xanh và chất đạm

 

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên mỗi bát mì nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ… và bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm… để đảm bảo dinh dưỡng cho 1 bữa ăn đầy đủ.

Tuyệt đối không ăn "mì úp"

Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho mì vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bạn nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mì đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong bát mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mì.

Không ăn mì sống

Mì gói sống là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mì gói được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì gói sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu mì gói với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.

 

Không ăn mì trước khi đi ngủ

Theo các chuyên gia, 2 giờ sau khi vào dạ dày, mì tôm vẫn chưa được tiêu hóa hết. Do đó, nếu bạn cứ giữ thói quen ăn mì vào buổi tối sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, năng lượng trong mì tôm không được tiêu đi sẽ tích tụ khi bạn ngủ và tạo thành mỡ khiến bạn tăng cân nhanh chóng.

Nếu phải ăn đêm, bạn dữ trữ sẵn những thực phẩm an toàn và lành mạnh như sữa, chuối, trứng, hạnh nhân, rau củ...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm