Đời sống

Những chất cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

Sắt, canxi, acid folic... mẹ bầu cần chú ý bổ sung đầy đủ trong thời kỳ mang thai đấy nhé.

Những phương pháp giảm cân đúng khoa học bạn nên học ngay hôm nay / Dạ bỗng dưng có vết bầm tím không rõ nguyên nhân, cẩn trọng có thể là dấu hiệu ung thư

Sắt

Nhóm dưỡng chất mẹ bầu không được để thiếu trong thời kỳ mang thai

Nhu cầu sắt của bà bầu theo khuyến cáo là 30mg sắt nguyên tố trên ngày trong suốt quá trình mang thai và sau sinh một tháng. Nếu chế độ ăn mẹ bầu không cung cấp đủ sắt dẫn tới thiếu sắt.

Ảnh hưởng của việc thiếu sắt:

Đối với mẹ: Gây thiếu máu hồng cầu nhỏ ở mẹ, nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, tai biến sản khoa (Băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn sau sinh...)

Đối với bé: Bé nhẹ cân, giảm phát triển trí tuệ, thiếu máu sau sinh...

Các thực phẩm có nhiều sắt: Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nghêu, sò, ốc, hến, ngũ cốc, gan, tiết...các loại rau có nhiều sắt như rau dền, rau bina, các loại rau màu xanh...

Canxi

Canxi cần cho sự phát triển khung xương của thai nhi. Nhu cầu canxi trong suốt quá trình mang thai từ 800mg- 1000mg mỗi ngày, đặc biệt tăng trong giai đoạn cuối thai kỳ khoảng 1500mg trên ngày trong 3 tháng cuối và thời kỳ cho con bú

Chế độ ăn của mẹ bầu không cung cấp đủ canxi dẫn đến:

Để cung cấp đủ cho thai thì cơ thể mẹ sẽ rút canxi từ xương của mẹ để bù lại lượng thiếu cho thai mẹ dễ bị đau nhức xương, răng dễ vỡ...

Thực phẩm chứa nhiều canxi: Sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, tôm, cua, cá...Mẹ bầu có thể cung cấp qua ăn uống hoặc sử dụng viên uống bổ sung.

Acid Folic cho bà bầu

Chế độ ăn cho bà bầu không cung cấp đủ acid folic dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Acid folic có tác dụng chống lại thiếu sót của ống thần kinh. Nhu cầu khuyến cáo cho bà bầu là 400 – 800 mcg/ ngày.

Nguồn cung cấp acid folic: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… hoặc sử dụng viên uống có chứa acid folic.

DHA cho bà bầu

DHA (Docosahexaenoic Acid) là axit béo không no thuộc nhóm Omega-3 đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành não bộ và mắt của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho đến hai năm đầu đời.

Với các mẹ bầu việc thiếu hụt DHA sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương, bệnh lý tim mạch…

Đối với thai nhi, nếu người mẹ thiếu DHA sẽ khiến trẻ kém thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển, giảm thị lực so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, tùy từng giai đoạn của thai kỳ, phụ nữ cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày.

Nguồn bổ sung DHA bao gồm: Cá biển, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong…

Kẽm

Bổ sung kẽm trong thời gian mang thai sẽ giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng như ốm nghén, sinh con nhẹ cân, thai lưu, sinh non… Quan trọng hơn, kẽm phụ trách sản xuất và hoàn thiện chức năng AND, cần thiết cho sự phát triển tế bào trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, kẽm còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố các vị giác, khứu giác, chữa lành vết thương của cơ thể.

Nhu cầu kẽm cho mẹ bầu là 12mg/ ngày, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt lợn, thịt bò, hải sản, hạnh nhân, hạt bí, lạc, rau bó xôi, nấm hương, sữa chua, sữa tươi…

Vitamin D

Vitamin D tác động đến phụ nữ mang thai dưới nhiều yếu tố khác nhau, từ huyết áp, chức năng não, khả năng miễn dịch và tâm trạng. Đây là lý do vì sao việc đảm bảo mẹ bầu được bổ sung đủ khoáng chất này rất quan trọng.

Hơn nữa, sự thiếu hụt vitamin D đã được chứng minh có thể dẫn đến hậu quả gặp biến chứng trong quá trình sinh nở của mẹ bầu, nâng cao nguy cơ mắc phải chứng tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, sinh non, trẻ sơ sinh phát triển xương bất thường hoặc thậm chí mắc chứng xương giòn dễ gãy. Do vậy, bạn hãy đảm bảo cơ thể sẽ hấp thụ đủ vitamin D nhờ vào sự tư vấn của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những tình trạng trên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm