Đời sống

Những công dụng chữa bệnh thần kỳ của nước ép bắp cải

Không cần đến những loại thuốc tây đắt tiền, mỗi ngày uống một cốc nước ép bắp cải bệnh viêm loét dạ dày khó chịu sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

Những bài thuốc chữa bệnh cực hiệu nghiệm từ quất hồng bì / Khi gặp những bệnh này, bạn đừng ra hiệu thuốc tây lấy quả đu đủ xanh chữa là khỏi

Trong bắp cải tươi có một chất chống loét (antipeptic ulcer diatary) còn gọi là vitamin U có khả năng chữa lành khá mau chóng các ổ loét nhân tạo gây được trong bộ máy tiêu hóa của chim, chuột bạch. Do đó, bắp cải được dùng làm thuốc chữa loét, viêm dạ dày và ruột.

nuoc-ep-bap-cai-chua-viem-loet-da-day
Ảnh minh họa.

Cách làm nước ép bắp cải chữa đau dạ dày

Bóc từng lá, không bỏ lá xanh, rửa nhiều lần nước cho sạch.

Dọc đôi từng lá theo sống lá, chần trong nước sôi, vớt ra để ráo nước.

Dùng bàn ép, ép lấy nước, bỏ bã.

Thông thường, một kg bắp cải cho từ 500-700 ml nước ép có màu vàng xanh, vị thơm ngọt, hơi hăng hắc. Nếu không có bàn ép, sau khi chần rau, bạn có thể cho vào cối sạch giã nát, sau đó lấy gạc sạch lọc lấy nước, mỗi một kg sẽ cho 350-500 ml.

 

Nước ép nếu không được bảo quản tủ lạnh sẽ nhanh thiu vì trong bắp cải có hợp chất sunfua. Liều dùng điều trị trong ngày trung bình 1.000 ml chia làm nhiều lần uống, khoảng 200-250 ml, uống thay nước.

Bạn có thể pha thêm đường, muối, uống nóng hay lạnh tùy khẩu vị. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng kèm theo chế độ dinh dưỡng và lao động thích hợp. Nhiều trường hợp loét tá tràng 14-20 đã được chữa lành. Tuy nhiên, những ổ loét quá sâu, tác dụng sẽ giảm

Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng và có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày và tá tràng khác.

cach-chua-viem-loet-da-day
Ảnh minh họa.

Không muốn bệnh càng nặng người bị đau dạ dày tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm dưới đây:

Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.

 

Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô...). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu... Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp...

Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng: vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm