Đời sống

Những dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ tăng cao

DNVN - Theo nghiên cứu, nếu gặp những bất ổn về giấc ngủ dưới đây, rất có thể bạn sẽ bị đột quỵ trong tương lai.

Những loại thực phẩm không nên kết hợp với sữa tươi kẻo gây hại sức khỏe: Toàn "món quen" của người Việt / Những công dụng thần kỳ của rau diếp cá

Tờ Vietnamnet dẫn một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology cho hay, những khó khăn khi ngủ có thể đặt ra nguy cơ cao hơn về đột quỵ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát dữ liệu từ gần 4.500 cá nhân trên khắp thế giới, trong đó khoảng một nửa từng trải qua tình trạng đột quỵ. Tuổi trung bình của những người tham gia là 62.

Các phóng viên từ Fortune cho biết, những người thường ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm đối mặt với nguy cơ đột quỵ tăng gấp 3 lần so với những người ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm, con số được khuyến nghị cho người trưởng thành. Nhóm tác giả cũng đã nhận thấy rằng những người ngủ quá 9 tiếng mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi.

Không chỉ vậy, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người ngủ trưa lâu hơn một giờ đối diện với nguy cơ đột quỵ tăng đến 90% so với những người chỉ ngủ trưa chưa đầy một giờ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nhóm tác giả cũng đã phát hiện mối liên hệ giữa các vấn đề về hô hấp khi ngủ và nguy cơ đột quỵ. Những người ngáy khi ngủ có thể đối mặt với nguy cơ đột quỵ tăng đến 91% so với những người không ngáy, còn những người trải qua tình trạng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ đột quỵ cao gấp ba lần.

Những rối loạn khi ngủ liên quan đến nguy cơ đột quỵ

Theo các chuyên gia, những người có năm hoặc nhiều hơn trong các triệu chứng sau đây có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần: Ngáy khi ngủ, ngưng thở khi ngủ, khó thở mũi khi ngủ, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, ngủ trưa kéo dài và chất lượng giấc ngủ kém.

Christine McCarthy, một chuyên gia về lão khoa tại Đại học Galway ở Ireland và cũng là một trong những tác giả của nghiên cứu này, hy vọng rằng những phát hiện này sẽ thúc đẩy các bác sĩ thêm vào quy trình kiểm tra nguy cơ đột quỵ cho những bệnh nhân có vấn đề về giấc ngủ.

 

Bí quyết để có giấc ngủ sâu mỗi đêm

Các chuyên gia trong lĩnh vực giấc ngủ cho biết rằng nếu bạn đang phải đối mặt với các yếu tố rủi ro trên, có một số biện pháp có thể cải thiện giấc ngủ của bạn. Ngoài việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề ngưng thở khi ngủ nếu bạn nghi ngờ mình bị, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng đã đưa ra các khuyến nghị như sau:

Duy trì thời gian đi ngủ và thức dậy ổn định, kể cả vào cuối tuần.

Đảm bảo phòng ngủ tối và yên tĩnh, với nhiệt độ môi trường thoải mái.

Gỡ bỏ tất cả thiết bị điện tử ra khỏi phòng ngủ, bao gồm cả TV, máy tính và điện thoại thông minh.

 

Các chuyên gia tại Khoa Y học Giấc ngủ của Đại học Harvard cũng đưa ra một số lời khuyên bổ sung:

Tránh sử dụng các chất kích thích như caffeine, rượu hoặc nicotine trong khoảng 4 đến 6 giờ trước khi đi ngủ.

Hạn chế việc ngủ trưa, và tránh ngủ trước 17h.

Tránh ăn uống quá gần giờ đi ngủ. Nếu bạn cần ăn, hãy tránh những thực phẩm khó tiêu hóa.

Uống đủ nước trước khi đi ngủ để không bị khát, nhưng không quá nhiều để tránh thức dậy vì tiểu tiện.

 

Thường xuyên tập thể dục, nhưng hãy hoàn thành ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ. Tập thể dục có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng cũng có thể kích thích sản xuất hormone căng thẳng cortisol, dẫn đến sự tỉnh táo.

Bảo Ngọc (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm