Đời sống

Những dấu hiệu về tâm lý cảnh báo đã đến lúc bạn cần giải tỏa căng thẳng

Thiền, yoga và các bài tập hít thở đơn giản có thể là những công cụ hữu ích mang lại sự thư giãn cho hệ thần kinh và bảo vệ sức khỏe tâm lý.

4 cách đơn giản giúp bạn giải tỏa căng thẳng / Muốn giảm căng thẳng nên ăn nhiều trái cây, rau củ

Khi bị sốt hoặc viêm dạ dày, mọi người có xu hướng dành ra chút thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục. Điều này cũng nên được thực hiện mỗi khi tinh thần xuống dốc. Trên thực tế, dành một ngày để quan tâm tới sức khỏe tâm lý, giải tỏa căng thẳng cũng quan trọng không kém việc nghỉ ốm. Mặc dù nghỉ một ngày không thể giải quyết các vấn đề tâm lý mãn tính, việc làm này lại giúp bộ não có thời gian thư giãn.

Sanam Hafeez, nhà tâm lý học, thần kinh học ở New York kiêm giáo sư tại Đại học Columbia cho biết, vùng dưới đồi trong não khiến tuyến thượng thận sản sinh ra các hormone gây căng thẳng như adrenaline và cortisol. Nồng độ hormone này càng cao thì càng gia tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, lo âu, mất ngủ, trầm cảm và béo phì.

Xác định đúng thời điểm cần giải tỏa căng thẳng là thách thức với không ít người. Nếu bạn cũng gặp phải khó khăn tương tự, hãy tham khảo một số dấu hiệu về tâm lý cho thấy đã đến lúc não bộ cần nghỉ ngơi dưới đây:

Dễ cáu kỉnh

Theo giáo sư Sanam, sự kiệt quệ về tinh thần có thể biểu hiện qua các trạng thái tâm lý như cáu kỉnh. Hiện tượng này dễ dẫn đến những cuộc tranh cãi không cần thiết với đồng nghiệp, gia đình và bạn bè. Nếu bạn trở nên cáu kỉnh hoặc khó gần một cách khác thường, phản ứng thái quá với điều nhỏ nhặt nhất, hãy dành ra chút thời gian để nghỉ ngơi.

Giáo sư Sanam khuyên, cách giải tỏa căng thẳng đơn giản nhất là đi bộ hoặc tham gia các hoạt động thể thao yêu thích ngoài trời.

Mất tập trung

Những dấu hiệu về tâm lý cảnh báo đã đến lúc bạn cần giải tỏa căng thẳng - Ảnh 2.

Để giải tỏa căng thẳng, bạn nên dành ra một ngày nghỉ ngơi và thư giãn tâm trí thông qua các hoạt động như thiền, yoga.

Theo giáo sư Sanam, không ít người mắc phải những sai lầm ngớ ngẩn hoặc dễ bị phân tâm trong quá trình làm việc. Điều này xảy ra do bộ não bị quá tải, không thể bắt kịp với mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Nếu cảm thấy bản thân dễ bị mất tập trung khi làm việc, bạn nên dành ra chút thời gian để nghỉ ngơi.

Thường xuyên bị ốm

Những dấu hiệu về tâm lý cảnh báo đã đến lúc bạn cần giải tỏa căng thẳng - Ảnh 3.

Thường xuyên mắc cảm lạnh hoặc những vấn đề sức khỏe khác có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ép buộc cơ thể làm việc quá sức.

Căng thẳng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khi tình trạng này chuyển thành mãn tính, cơ thể sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone cortisol. Theo Viện Cleveland, cortisol có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tim và bệnh mãn tính về đường tiêu hóa.

Giáo sư Sanam khuyên, hãy lắng nghe cơ thể, đi ngủ đúng giờ và dành ra một ngày để nghỉ ngơi.

 

Biện pháp chống căng thẳng không mang lại hiệu quả

Từ tắm nước nóng đến đi bộ nhanh, rất nhiều người đã thử các cách khác nhau để giải tỏa căng thẳng mỗi ngày. Nếu những việc làm này không đem lại hiệu quả, bạn nên áp dụng biện pháp khác.

Thay vì cố gắng thực hiện một hoạt động giảm căng thẳng nhanh chóng, đôi khi bạn cần dành ra cả ngày để nghỉ ngơi và thư giãn tâm lý.

Luôn mệt mỏi

Những dấu hiệu về tâm lý cảnh báo đã đến lúc bạn cần giải tỏa căng thẳng - Ảnh 4.

Các vấn đề về giấc ngủ có thể làm tăng căng thẳng và lo âu.

 

Giáo sư Sanam giải thích, khi làm việc quá sức với tinh thần kiệt quệ, chu kỳ giấc ngủ có khả năng bị gián đoạn.

Trên thực tế, căng thẳng làm phá hoại giấc ngủ là hiện tượng không hề hiếm gặp. Hầu hết những người mắc các vấn đề về tâm lý đều biết điều này. Giáo sư Sanam cho biết, mức độ căng thẳng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, có thể gây ra tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ, từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.

Không cảm thấy sảng khoái sau cuối tuần

Những dấu hiệu về tâm lý cảnh báo đã đến lúc bạn cần giải tỏa căng thẳng - Ảnh 5.

Dành những ngày cuối tuần chỉ để chuẩn bị cho công việc sắp tới sẽ khiến bạn mất đi thời gian quý báu để thư giãn và lấy lại năng lượng.

Cuối tuần là khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy mệt mỏi vào ngày này, bạn nên lên kế hoạch nghỉ ngơi dài hơn.

 

Nếu thời gian cuối tuần không đủ để giải tỏa căng thẳng, bạn đừng do dự dành một ngày để thư giãn tâm trí. Điều này sẽ tác động đáng kể tới việc đẩy lùi những suy nghĩ gây lo âu không đáng có.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm