Những điều bạn bắt buộc phải biết về bệnh vảy nến
Hai cách làm nước rửa chén bằng nguyên liệu tự có vừa bảo vệ da tay. vừa an toàn sức khỏe / 3 món ăn tưởng tốt cho bé nhưng lại bào mòn sức khỏe, dễ gây tim mạch
Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính, nhanh chóng gây ra sự tích tụ của các tế bào da trên bề mặt da. Vảy nến điển hình có màu trắng bạc và phát triển trong các mảng da dày màu đỏ. Đôi khi những phần da này sẽ bị nứt ra và chảy máu.
Ảnh minh họa. |
Bệnh vảy nến là kết quả của quá trình sản xuất da tăng tốc. Thông thường, các tế bào da phát triển từ sâu bên trong da và từ từ tiến dần về phía bề mặt, nhưng đến cuối cùng chúng vẫn rơi xuống để thay một lớp tế bào da mới, chu kì điển hình khoảng 1 tháng.
Nhưng ở những người mắc vảy nến, quá trình sản xuất tế bào da có thể xảy ra chỉ trong vài ngày. Chính vì vậy, các tế bào da không có thời gian để thay đi. Những tế bào da mới được sản xuất quá nhiều, tích tụ dần và tạo nên phần vảy nến.
Vảy nến thường phát triển trên phần khớp, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối, cũng có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể như: tay, chân, cổ, da dầu, mặt, …
Các dạng vẩy nến:
Vẩy nến có rất nhiều dạng nhưng vẩy nến mảng là dạng thường gặp nhất. Các dạng vẩy nến gồm:
Vẩy nến mảng.
Vẩy nến giọt.
Vẩy nến đỏ da.
Vẩy nến khớp.
Vẩy nến mủ.
Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến
Rối loạn hệ miễn dịch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh vảy nến. Hiện tượng này xảy ra là do có sự nhầm lẫn của tế bào máu trắng lympho T bình thường thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Thay vì bảo vệ, chúng quay ngược lại tấn công các tế bào biểu bì, làm kích thích sản sinh tế bào mới trong khi các tế bào cũ chưa kịp đào thải, gây ra các vảy da.
Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân quan trọng không kém. Theo các nghiên cứu, nếu như trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều mắc bệnh vảy nến thì khả năng con của họ mắc phải căn bệnh này là rất cao, chiếm tới 50%. Bên cạnh đó, vảy nến còn có thể do các chấn thương thượng bì, nhiễm khuẩn, môi trường ô nhiễm, tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc bừa bãi, thời tiết, ánh sáng mặt trời hay yếu tố tâm lý gây ra.
Có rất nhiều phương pháp điều trị vẩy nến gồm:
Tại chỗ: thường được sử dụng trong những hợp vẩy nên nhẹ hoặc trung bình, có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với những phương pháp khác. Có rất nhiều loại thuốc thoa tại chỗ có thể sử dụng trong điều trị vẩy nến hiện nay nhưng đều cần có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da, gồm: corticosteroid, dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, retinoid, hắc ín, anthralin và acid salicylic.
Toàn thân: những thuốc này thường được chỉ định trong những trường hợp vẩy nến nặng, cần được sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ, gồm: methotrexate, cyclosporine, retinoid và sulfasalazine.
Thuốc sinh học: đây là nhóm thuốc mới có tác dụng ức chế những thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch của bệnh. Tuy nhiên, những thuốc rất đắt tiền và hiện chưa có tại nước ta.
Quang trị liệu: sử dụng tia sáng để điều trị vẩy nến như tia UVA, UVB, laser (Excimer). Các tia tử ngoại (UV) sẽ tấn công và phá hủy các DNA trong tế bào qua đó phá hủy toàn bộ tế bào.
Bệnh vẩy nến có chế độ ăn gì đặc biệt?
Nhìn chung bệnh vẩy nến không có chế độ ăn đặc biệt. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh ăn nhiều thức ăn béo, rượu bia và cần bổ sung thêm những thức ăn có chứa acid folic và omega-3.
Tóm lại, vẩy nến là bệnh da mạn tính thường gặp. Người bệnh cần hiểu biết rõ về bệnh cũng như các phương pháp điều trị hiện nay nhằm giúp bản thân có thể chung sống hòa bình và hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
3 con giáp khổ trước sướng sau, càng già càng giàu có, lộc lá rải khắp nhà
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh
Loại rau được ví như 'thần dược' ở Việt Nam: Giá 1 kg bằng một bát phở, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết