Đời sống

Những điều bạn cần biết về bệnh rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bạn cần chú ý.

Phòng chống bệnh tim nhờ ăn ba củ cà rốt mỗi ngày / 7 thực phẩm giúp tăng lượng cholesterol tốt, ăn nhiều phòng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực

Rối loạn nhịp tim là gì?

Những điều bạn cần biết về bệnh rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim. Nguồn ảnh: Internet

Rối loạn nhịp là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, có thể là bất thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim và biểu hiện trên lâm sàng là: Nhịp quá nhanh (tần số > 100 lần/ phút) hoặc quá chậm (tần số < 60="" lần/phút),="" không="" đều="" hoặc="" lúc="" nhanh="" lúc="">

Rối loạn nhịp tim có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng như: Cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều,... Tuy nhiên, nhiều trường hợp rối loạn nhịp có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.

Rối loạn nhịp là bệnh lý hay gặp trong thực hành lâm sàng hàng ngày, người bệnh có thể được phát hiện khi đi khám sức khỏe tổng quát, hoặc một chuyên khoa khác. Có một số lượng không nhỏ người bệnh cao tuổi được phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp tim khi phải nhập viện điều trị các bệnh lý tiểu đường, tăng huyết áp và đặc biệt là phát hiện Rung nhĩ ở người bệnh nhập viện vì tai biến mạch máu não.

Để hiểu rõ hơn về rối loạn nhịp chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu nhịp tim sinh lý bình thường.

Triệu chứng rối loạn nhịp tim

 

Căn bệnh này có khi không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Bác sĩ có thể phát hiện nhịp tim bạn có vấn đề trong khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, nếu có một số dấu hiệu và triệu chứng thì cũng không đồng nghĩa với việc bạn đang gặp phải một vấn đề bệnh tim nghiêm trọng.

Một số triệu chứng rối loạn nhịp tim được ghi nhận là:

Cảm nhận thấy nhịp tim đập trong lồng ngực, giống như cảm giác bồi hồi, hồi hộp, đánh trống ngực

Cảm nhận thấy nhịp tim nhanh hoặc chậm

Đau ở ngực

 

Thở nông hay khó thở

Tâm trạng lo âu

Cảm thấy mệt mỏi

Chóng mặt hoa mắt, choáng váng

Đổ mồ hôi

 

Ngất xỉu hoặc có cảm giác muốn ngất đi

Cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim?

Ngoài việc đến khám và tư vấn hay điều trị trực tiếp bởi các bác sĩ chuyên khoa tim mạch, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau đây:

Thực hiện thay đổi một số thói quen trong lối sống, điều này sẽ giúp cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim như nên ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: Ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol...; tăng cường hoạt động thể chất; bỏ hút thuốc lá; hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc...; giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.

Ngoài ra, khi đã có chỉ định thì cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau, theo những nguyên tắc chung, đó là:

Loại bỏ các tác nhân gây loạn nhịp như một số loại thuốc điều trị hoặc các chất kích thích...

Điều trị tốt các bệnh lý nền: Bệnh tim mạch, đái tháo đường, cường giáp...

Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định: Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci, digoxin...

Áp dụng các nghiệm pháp làm giảm nhịp tim bằng cách gây cường phó giao cảm như ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp Valsalva...

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm