Những điều cần biết về bệnh Kawasaki ở trẻ em
Kawasaki là căn bệnh lạ xảy ra ở trẻ em và rất hiếm gặp ở Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, số ca mắc bệnh này đã gia tăng đột ngột, chúng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ khi không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Những mẹo hay giúp khắc phục tình trạng lỗ chân lông to ngay tại nhà / 8 mẹo giúp giảm cân khi việc ăn kiêng không còn mang lại hiệu quả
Kawasaki là bệnh gì?
Bệnh Kawasaki hay còn có tên gọi khác là hội chứng hạch bạch huyết dưới da hay hội chứng hạch bạch huyết dưới da sốt cấp tính. Bệnh được bác sĩ Tomisaku Kawasaki (Nhật) mô tả lần đầu vào năm 1967. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ.
Có thể hiểu một cách nôm na, Kawasaki là hội chứng viêm mạch máu toàn thân kèm theo sốt cấp tính và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn cả. Bệnh gây biến chứng phình động mạch vành hoặc giãn động mạch vành do hậu quả của viêm mạch.
Triệu chứng của bệnh Kawasaki
Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt cao dài ngày (ít nhất là 5 ngày), kèm theo cảm giác mệt mỏi toàn thân, thường có hạch ở một bên cổ, xung huyết miệng, hầu hoặc miệng; hầu bị khô, nứt nẻ, có khi biểu hiện bằng những nốt ban đỏ ở môi.
Ngoài ra, bệnh nhi có biểu hiện phù chi, nổi ban đỏ, tróc da quanh móng hoặc toàn thân. Thông thường, nốt ban đỏ có nhiều hình dạng khác nhau ở toàn thân, đặc biệt ở vùng hông, diễn biến theo trình tự từ dạng các nốt ban giống nốt sởi sang dạng ban kiểu mề đay, sau cùng là dạng tróc da đi cùng với các biểu hiện viêm đa mạch.
Đặc biệt, nếu trẻ bị tróc da quanh hậu môn kèm theo sốt thì chắc đến trên 80% là đã mắc bệnh này. Cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
3 giai đoạn của bệnh Kawasaki điển hình
Giai đoạn 1: Bệnh nhân sốt cấp tính, trung bình khoảng 10 ngày, thân thể bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, phù chi hoặc có biểu hiện nội ban, viêm kết mạc.
Giai đoạn 2 (giai đoạn bán cấp): Thường kéo dài khoảng 2 tuần, biểu hiện bởi tăng tiểu cầu, tăng máu lắng, tróc da và bệnh nhân dần dần hạ sốt.
Giai đoạn 3: Là giai đoạn hồi phục với sự mất dần các triệu chứng lâm sàng. Giai đoạn này thường kéo dài. Sau khi hồi phục, thể trạng bệnh nhân bị suy yếu cần được bồi dưỡng.
Biến chứng nguy hiểm khi đối mặt với bệnh Kawasaki
Chúng ta biết rằng trẻ em rất ít khi bị bệnh về tim mạch, trừ các trường hợp bẩm sinh. Tuy nhiên bệnh Kawasaki dễ dàng để lại các biến chứng về tim mạch như phình động mạch vành hoặc viêm tắc và giãn động mạch vành (là mạch máu chính nuôi tim), do hậu quả của viêm mạch. Có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh như thế nào?
Hiện tại trên thế giới vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh nên chữa trị chủ yếu theo các triệu chứng mà chưa có thuốc đặc trị. Trong trường hợp điều trị có diễn biến tích cực, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà.
Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki thì cần phải được tái khám suốt đời. Trong thời gian điều trị bệnh Kawasaki, cần tạm ngưng tiêm ngừa vắc xin phòng các bệnh như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, ít nhất trong vòng 3 tháng vì thuốc có thể làm giảm tác dụng của vắc xin.
Cách tốt nhất để bảo vệ con trẻ là luôn để tâm theo dõi khi con bị sốt kéo dài. Chỉ cần sốt 2-3 ngày chưa khỏi, trẻ cần được phụ huynh đưa đến bệnh viện thay vì chủ quan chăm sóc tại nhà. Nếu được phát hiện bệnh trong vài ngày đầu thì không nguy hiểm vì bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Đặc biệt, trong vòng 10 ngày đầu kể từ khi mắc phải, các bác sĩ có thể ngăn ngừa biến chứng ở tim.
Theo khoahocphattrien.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy
Cột tin quảng cáo