Những điều cần biết về sốt virus
Cấp tín dụng xây hầm đường bộ Phước Tượng-Phú Gia / Những điều cần biết khi dùng than hoạt tính để chăm sóc sức khoẻ
Hầu hết các bệnh do virus sẽ cải thiện theo thời gian và các phương pháp điều trị hỗ trợ như chườm mát và thuốc không kê đơn (OTC). Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể quá cao có thể cần được chăm sóc y tế.
Triệu chứng
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh, chẳng hạn như virus và vi khuẩn.
Nhiệt độ của cơ thể tăng có thể phá hủy các protein trong những mầm bệnh này để ngăn không cho chúng nhân lên. Ngoài ra, sốt là một phản ứng viêm đối với các bệnh trong cơ thể.
Định nghĩa về sốt phụ thuộc vào tuổi của một người và nơi lấy nhiệt độ.
Theo Bệnh viện Nhi đồng Seattle, sau đây là các chỉ số của sốt ở trẻ em:
• Trực tràng, tai hoặc trán: Nhiệt độ trên 38,0°C.
• Miệng: Nhiệt độ trên 37,8°C.
• Nách: Nhiệt độ trên 37,2°C.
Định nghĩa về sốt có thể khác nhau ở người lớn. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ sẽ coi nhiệt độ khi đo bằng nhiệt kế miệng trên 37,8°C là sốt.
Sốt virus có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và đau nhức. Các triệu chứng phụ có thể khác nhau tùy theo virus gây bệnh.
Ví dụ, virus roseola gây sốt trong 2 ngày 3 ở trẻ em, tiếp theo là phát ban bắt đầu khoảng 12 - 24 giờ sau khi hết sốt.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh do virus, trong đó bao gồm virus cảm lạnh và cúm.
Đôi khi, bệnh do vi khuẩn sẽ theo sau bệnh do virus. Điều này có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa hai bệnh và xác định khi nào người bệnh được lợi từ việc dùng thuốc kháng sinh.
Sốt mà không có bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn rõ ràng nào khác có thể đặc biệt hay gặp ở trẻ nhỏ.
Trong một nghiên cứu trên 75 trẻ bị sốt nhưng không có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn nào khác, kết quả, được đăng trên tạp chí Pediatrics, ước tính 76% có một hoặc nhiều virus trong cơ thể.
Các virus gặp nhiều nhất là adenovirus, herpesvirus 6, enterovirus và parechovirus. Bài báo ước tính rằng chưa đến 1% số ca bệnh có sốt không biểu hiện nguồn gốc rõ ràng ở trẻ dưới 3 tuổi là do nhiễm vi khuẩn.
Điều này có nghĩa virus là nguyên nhân gây sốt đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Cần ghi nhớ thông tin này vì uống thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả trong điều trị nhiễm virus.
Phòng ngừa
Người bệnh có thể lan truyền bệnh do virus khi hắt hơi, thở hoặc chạm vào người hoặc các bề mặt. Các biện pháp như rửa tay thường xuyên và thường xuyên khử trùng các bề mặt có thể giúp ngăn ngừa những bệnh này.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử sức khỏe của một người và hỏi về các triệu chứng khi chẩn đoán sốt virus. Ví dụ về những câu hỏi này có thể bao gồm khi nào người bệnh thấy các triệu chứng đầu tiên và điều gì làm cho các triệu chứng này nặng lên hoặc đỡ hơn.
Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để xác định sự hiện diện của virus trong máu, đờm hoặc nước tiểu.
Ví dụ, xét nghiệm chẩn đoán cúm nhanh bao gồm lấy các mẫu tế bào từ phía sau họng và xét nghiệm chúng để tìm protein cúm A hoặc B.
Tuy nhiên, không phải tất cả các xét nghiệm cho các bệnh virus đều có nhanh như vậy. Trong thực tế, một số có thể phải phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định virus cụ thể.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần gửi xét nghiệm đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán sốt virus. Bác sĩ có thể căn cứ vào các triệu chứng của người bệnh để đưa ra chẩn đoán này.
Theo Bệnh viện Nhi đồng Seattle, số trường hợp nhiễm virus ước tính nhiều gấp 10 lần số trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn.
Điều trị
Điều trị sốt virus phụ thuộc vào căn nguyên, mức độ sốt và các triệu chứng khác của người bệnh.
Ví dụ, sốt cao hơn 40°C đối với trẻ em và 39,4°C đối với người lớn có thể là trường hợp cấp cứu. Một người có thể bị nhiễm virus nghiêm trọng nếu nhiệt độ cơ thể bằng hoặc vượt quá những con số này.
Đối với sốt nhẹ, điều trị có thể bao gồm:
• Dùng thuốc OTC: Ibuprofen và acetaminophen đều là thuốc OTC có thể hạ sốt. Aspirin cũng có thể làm điều này, nhưng những người dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin do nguy cơ của một tình trạng gọi là hội chứng Reye. Thuốc kháng sinh sẽ không điều trị được sốt do virus.
• Tắm nước ấm: cũng có thể làm dịu cơ thể đang bị sốt.
• Uống nước mát: Uống từng ngụm nước mát hoặc dung dịch chứa chất điện giải có thể giúp làm mát nhiệt độ cơ thể và ngăn ngừa mất nước liên quan đến bệnh.
Một quan niệm sai lầm phổ biến về sốt là tắm nước rất lạnh hoặc chườm lạnh trên da. Thực ra, tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh có thể có tác động xấu đến cơ thể. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm.
Nếu bị sốt quá 3 ngày hoặc có nhiệt độ trên 39,4°C đối với người lớn, 38,9°C đối với trẻ em, hoặc 38°C đối với trẻ dưới 1 tuổi thì nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Nhiệt độ cơ thể cao hơn mức này có thể gây co giật, ảo giác và lú lẫn, và chúng là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn.
Tiên lượng
Virus có thể gây sốt không hoặc có thể dẫn đến các triệu chứng khác.
Hầu hết các virus sẽ hết theo thời gian và nhờ các biện pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu bị sốt cao do virus thì người bệnh nên đi khám.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
“Trong nhà có ba linh vật, gia đình thịnh vượng”, gia đình bạn có bao nhiêu linh vật trong ba vật này?
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
8 tuyệt chiêu làm sạch đồ dùng thủy tinh, pha lê, hiệu quả ngay từ lần đầu