Đời sống

Những kỹ năng cần trang bị khi sống một mình

Hàng xóm là một trong những yếu tố quyết định cuộc sống mới của bạn có “thuận lợi” hay không, đặc biệt khi bạn sinh sống trong một khu tập thể hoặc chung cư.

4 hành động 'nhỏ nhưng có võ' của phụ nữ giúp họ có được cái nhìn thiện cảm từ đàn ông / 8 điều giúp phụ nữ gặp ai cũng gây thương nhớ

Có phải bạn đang bắt đầu tự lập, lo lắng về những khó khăn khi phải sống một mình? Hãy thật bình tĩnh và ghi nhớ những lưu ý dưới đây, chúng sẽ giúp bạn vững tinh thần hơn và khiến cho cuộc sống một mình không đơn độc như tưởng tượng.

1. Thay khóa cửa

Ảnh minh họa.

Sợ hãi luôn là cảm xúc thường thấy đầu tiên khi phải sống một mình. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt nỗi sợ hãi ấy bằng nhiều cách như thay khóa cửa ngay từ hôm đầu đến nhận nhà. Việc này giúp bạn cảm thấy an toàn khi không một ai có thể mở khóa ngoài bạn. Nếu bạn đang thuê nhà, bạn nên hỏi chủ trọ ở đó về việc khóa cửa, đảm bảo mỗi căn là một ổ khóa riêng, nếu chưa thấy an tâm, bạn có thể đề xuất trả thêm tiền để đổi khóa.

Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu trước những khu vực ít tệ nạn xã hội để chọn nơi ở, hoặc những nơi có hệ thống an ninh chất lượng từ camera đến bảo vệ trực 24/7. Bạn sẽ không hối hận khi phải chi thêm chút tiền cho việc an ninh an toàn đâu.

2. Trang trí theo sở thích

Một lợi thế trong việc ở riêng là bạn có thể trang trí nội thất tùy ý thích. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không cần phải trao đổi hay thương lượng với bất kể ai cả, mọi thứ đều dưới sự kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo các mẫu nội thất trên mạng và chọn cho mình những đồ dùng ưng ý nhất.

3. Sống tiết kiệm

 

Sống một mình là một thử thách khó nhằn khi bạn vừa là người kiếm tiền vừa là người chăm chút nhà cửa. Tất cả các hóa đơn tiền điện, tiền nước đều là bạn trả, tất cả các công việc lau dọn, kì cọ đều là bạn làm. Vậy nên cuộc sống sẽ càng trở nên khó khăn khi bạn không biết chi tiêu vừa mức sống của mình. Hãy làm ra nhiều hơn số tiền bạn cần dùng.

Bạn nên cố gắng tiết kiệm mỗi tháng một khoản nhỏ nào đó và chú ý hơn về chi tiêu của mình. Một vài cách có thể giúp bạn chi tiêu cẩn thận hơn như: mua nhà to vừa đủ, lên kế hoạch mua đồ trước khi đi siêu thị và dùng các thẻ ưu đãi, mua các đồ dùng bình dân, tối đa hóa không gian cho căn studio thay vì căn một phòng ngủ, mua nội thất và quần áo second-hand...

4. Tự lập

Bình thường khi bạn sống chung cùng gia đình, mọi vấn đề sẽ luôn được giải quyết bởi một ai đó, không bố thì mẹ, không anh thì em. Nhưng khi ở một mình, người bạn có thể dựa dẫm chỉ là bản thân bạn mà thôi. Hãy cố gắng làm quen với sự tự lập bằng cách tự mình giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Khi đó, bạn sẽ trở nên trưởng thành hơn, cứng rắn hơn và kinh nghiệm hơn khi tự lập gia đình sau này. Một số việc cần làm để cải thiện sự tự lập như: học cách sửa ống nước rò rỉ, tự nấu ăn, giữ cho nhà cửa sạch sẽ, quần áo luôn được giặt sạch, phơi khô và gấp gọn, thử sức với một vật nuôi…

5. Động viên bản thân

 

Đôi lúc việc tự lập sẽ vô cùng khó khăn, và nó còn tệ hơn nữa khi bạn có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân. Nếu bạn còn chưa quen với việc tiết kiệm hay trả tiền các loại hóa đơn hàng tháng, hãy cho mình thời gian để thích ứng, luôn tự nhắc nhở mình thay đổi và đi lên, chứ không phải chỉ trích bản thân vì một vài lần mắc lỗi như thế. Hãy là người bạn thân của chính mình, tôn trọng, nhẹ nhàng và tích cực.

6. Hòa đồng

Nhiều người muốn ra ở riêng bởi sự yên tĩnh và bình yên của nó. Tuy nhiên, đôi lúc điều này, vô hình chung, khiến cho họ tách biệt khỏi thế giới bên ngoài. Bạn nên cố gắng đi lại giao lưu với hàng xóm hoặc đồng nghiệp ít nhất một lần trong tuần. Bởi lẽ, những mối quan hệ này sẽ giúp bạn rất nhiều sau này trong cuộc sống. Để tự lập, bạn cần phải được hỗ trợ trước đã.

7. Làm quen với hàng xóm

Hàng xóm là một trong những yếu tố quyết định cuộc sống mới của bạn có “thuận lợi” hay không, đặc biệt khi bạn sinh sống trong một khu tập thể hoặc chung cư. Vì vậy, bạn nên cố gắng tạo dựng mối quan hệ tốt với hàng xóm của bạn, một chiếc bánh kem nhỏ buổi đầu chuyển đến có thể là một bước đầu hoàn hảo. Họ có thể không phải bạn thân của bạn, nhưng sẽ là những người cho bạn mượn chảo, mượn nồi khi cần thiết, sửa ống nước hoặc đưa bạn đi bệnh viện mỗi lần khẩn cấp.

 

8. Suy nghĩ tích cực

Hãy nghĩ về những thứ bạn sẽ đạt được sau trải nghiệm sống một mình này, để mỗi khi cảm thấy khó khăn, đây sẽ là động lực để bạn tiếp tục phấn đấu. Những điều tích cực ấy có thể đơn giản chỉ là được xem chương trình TV mà bạn sẽ không bao giờ được xem khi sống chung với gia đình. Hoặc bạn được chăm chút bản thân hơn bao giờ hết, có không gian riêng và được làm những thứ bạn muốn. Đặc biệt, có thể chính từ bước đệm này, bạn sẽ tự tin hơn khi bước vào giai đoạn mới: lập gia đình. Hãy suy nghĩ tích cực để khiến cuộc sống một mình không trở nên đơn độc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm