Những loại nước uống giúp thanh mát, giải độc cơ thể hiệu quả
Các bước vệ sinh máy giặt tại nhà không cần gọi thợ / Nhóm thực phẩm giúp giảm mỡ nội tạng, cải thiện trao đổi chất hiệu quả
Sau khi nạp vào người những món ăn, thức uống khác nhau, thậm chí là nhiều dầu mỡ khiến cảm giác ngán, ngấy, sợ béo. Vậy sau những ngày ăn uống linh đình, rượu bia thì phải uống nước như thế nào để vừa tốt cho sức khỏe, vừa thanh nhiệt giải độc lại không lo hóa chất độc hại? Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều trị Ban ngày - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, chúng ta chỉ cần bỏ ra chút ít thời gian tự tay chuẩn bị, chế biến sẽ có các món nước thanh mát, giải độc và ngon lại tốt cho sức khỏe.
Nước cam, nước chanh muối
Nước cam, nước chanh giàu vitamin, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Trong nước cam, nước chanh chứa nhiều dinh dưỡng, thanh mát cho cơ thể. Không chỉ bổ dưỡng, những loại nước này còn có công dụng chữa bệnh và phòng bệnh hiệu quả như tốt cho xương, tăng cường thể lực, tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư và rất nhiều lợi ích vàng khác.
Để làm nước này chỉ cần mua chanh về lấy muối chà vỏ kĩ cho sạch hết tinh dầu rồi rửa lại nước lạnh, sau đó lại ngâm trong nước sôi khoảng 1 phút rồi vớt ra cho vào nước lạnh. Hãy pha 2 thìa phèn khoảng 2 tiếng cho vỏ chanh trắng và hết tinh dầu để không bị đắng. Sau đó pha nước muối bỏ chanh vào ngâm, chanh ngập nước muối và lèn thật kĩ. Chỉ những bước đơn giản như vậy đã có lọ nước chanh muối giải rượu, thanh nhiệt.
Nước dừa
Nước dừa là loại nước uống được ưa chuộng vì vị ngọt nhẹ nhàng cùng mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra, nó còn được yêu thích bởi các lợi ích sức khỏe mang lại. Nước dừa là thức uống yêu thích trong dịp hè và tết. Trong nước dừa có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vitamin, protein và hàm lượng chất xơ cao có lợi cho tiêu hóa. Nếu uống nước dừa đều đặn cơ thể sẽ trở nên thon gọn, làn da căng tràn sức sống, bổ sung năng lượng hiệu quả.
Uống nước dừa có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo các nghiên cứu, nó giúp làm giảm cholesterol, chất béo trung tính, đặc biệt là lượng chất béo ở gan.
Trà atiso
Trước khi được biết đến như một loại thảo dược giúp chữa bệnh, nụ atiso thường xuất hiện trong rất nhiều nền văn hoá ẩm thực khác nhau như chưng, hấp vô cùng bổ dưỡng. Ở Việt Nam nụ hoa atiso thường được chế biến thành trà, cao atiso, túi lọc... không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn ở nước ngoài. Trà atiso hiện là thực phẩm có sẵn trong hầu hết gia đình với nhiều lợi ích ngủ ngon, giải độc… có thể sử dụng cho mọi người, mọi lứa tuổi.
Trà atiso được coi là thần dược cực kì có lợi cho gan. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó giúp giải độc gan, phục hồi gan, chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả. Trà này cũng cải thiện hệ tiêu hóa, giảm các cholesteron xấu gây nhiều bệnh như tim mạch...
Hoa atiso ngâm hoặc nấu lấy nước uống đều rất tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của cơ thể. Nên uống atiso ngay khi thức dậy, sau khi ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, khi cơ thể ra nhiều mồ hôi và ngay cả khi bị tiêu chảy.
Sâm bí đao
Bí đao (bí xanh) ngoài là món ăn quen thuộc còn là vị thuốc có tính mát, giúp tan đờm, giải nhiệt, mát ruột, giải độc gan... Trong bí đao có chứa nhiều nước, nhiệt lượng thấp, không chất béo, có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên ăn bí đao, uống sâm bí đao có thể giúp giảm cân.
Sâm bí đao còn được xem là loại nước mát thơm ngon giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể. Kết hợp thêm thục địa giúp nước sâm có màu sắc đẹp hơn mà còn bổ tinh, bổ máu, bổ can thận, trị các chứng đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, tốt cho tim mạch. Lá dứa giúp nước sâm thơm hơn, còn có tác dụng hạ mỡ máu đã được nghiên cứu.
Sâm hoa cúc nhãn nhục
Theo Đông y, hoa cúc có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt, an thần. Nhãn nhục có vị ngọt, tính ấm, tác dụng an thần, dưỡng huyết, hỗ trợ tiêu hóa.
Theo nghiên cứu tây y, các vitamin và khoáng chất trong hoa cúc và nhãn nhục giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, ngừa lão hóa, tốt cho thị lực. Sâm bông cúc nhãn nhục là sự kết hợp tuyệt vời từ hương thơm của hoa cúc khô với long nhãn mềm mềm và vị ngọt dịu từ đường phèn tạo thành món nước sâm thanh mát, thơm dịu.Nước này giúp thanh lọc cơ thể, tinh thần sảng khoái và thư giản. Ngoài ra, tính hàn của hoa cúc hài hòa với tính ấm của nhãn nhục, thêm vị ngọt dịu của cả hai làm tăng thêm tác dụng bổ dưỡng.
Nha đam đường phèn
Nha đam (lô hội) được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn như sinh tố, sữa chua, chè… đặc biệt nước nha đam đường phèn thanh mát cũng khá được yêu thích.
Theo Đông y, nha đam có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận hạ, mát gan, kiện Tỳ, sát trùng. Nước nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất, ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể còn giúp đào thải độc tố, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ổn định huyết áp, giảm cholesterol máu, nhuận tràng, chống say nắng, có lợi với da và quá trình giảm cân.Uống nước nha đam đường phèn có thể cải thiện khàn giọng, đau họng, ho khan nhờ khả năng chống viêm của nha đam.
Nước gạo lứt rang
Gạo lứt (thao mễ hay hạt sắc chi mễ) là gạo chỉ xay vỏ trấu, còn giữ nguyên mầm và 7 lớp cám. Theo Đông y, gạo lứt có vị ngọt, tính bình, công dụng kiện tỳ ích vị, dưỡng huyết nhuận tràng. Trong lớp cám gạo lứt rất giàu sinh tố và nguyên tố vi lượng, có lợi cho hệ thống thần kinh, ổn định mỡ máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, hạ huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng, ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng.
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép gạo lứt được mang nhãn hiệu “hạt toàn phần” (whole grain) có lợi cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh.
Gạo lứt thường được dùng dưới dạng nấu cơm ăn, rang chín hãm hoặc sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Thường vào dịp Tết ăn rất nhiều món giàu chất béo, dầu mỡ hoặc uống rượu bia, gạo lứt không chỉ giúp cơ thể thanh nhiệt mà còn loại bỏ cholesterol có hại, giúp giảm cân và đẹp da, cải thiện lưu lượng máu...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn