Những loại rau củ được coi là 'thần dược chữa bách bệnh của nhà nghèo' có thể bạn chưa biết
Đến nhà Tổng giám đốc ăn tiệc, tôi đứng chôn chân khi thấy người phụ nữ sang trọng bế đứa bé kháu khỉnh sánh vai với sếp / Hầm thịt dai đến mấy chỉ cần thêm 1 trong 5 thứ này đảm bảo thịt vừa mềm vừa thấm, mẹ chồng tấm tắc
Rau cải xoong
Cải xoong có hàm lượng lutein và zeaxanthin cao, đã được chứng minh tác dụng giảm bớt nguy cơ xuất hiện chứng xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch, từ đó làm giảm khả năng tăng vọt huyết áp. Tương tự như vậy, hàm lượng canxi, magiê và kali trong rau cải xoong đã được chứng minh là có tác động nhất định trong việc giảm huyết áp, cũng như cải thiện rối loạn chức năng nội mô và hạn chế kết tập tiểu cầu.
Ảnh minh họa.
Cải xoong giúp giảm nguy cơ loãng xương do hàm lượng canxi dồi dào. Tương tự như vậy, hàm lượng folate trong lá xanh giúp cải thiện và duy trì mật độ xương.
Ăn nhiều rau cải xoong thường xuyên là một phương pháp phòng ngừa chống lại sự tấn công của ung thư phổi, vú và dạ dày. Tiêu thụ cải xoong liên tục (khoảng thời gian từ 15 năm trở lên) giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Cải xoong rất giàu iốt, khoáng chất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp.
Ăn cải xoong sẽ cung cấp cho cơ thể bạn lượng iốt cần thiết để ngăn ngừa mọi rối loạn liên quan đến tuyến giáp. Ăn sống hoặc luộc cải xoong có thể giúp cân bằng việc sản xuất không kiểm soát của các hormone tuyến giáp và tránh các bệnh như suy giáp hoặc bướu cổ.Hàm lượng lutein chống oxy hóa trong cải xoong giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch nghiêm trọng như đau tim và các bệnh động mạch vành.
Cải xoong giúp giảm mức cholesterol LDL, do đó làm giảm sự phát triển có thể của các bệnh liên quan đến tim mạch.
Rau hẹ
Theo Trung y, cây rau hẹ có tác dụng ôn thận tráng dương, làm ấm thận, tăng sinh lực và thanh lọc, giải độc. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, loại rau này không chỉ sở hữu hàm lượng cao canxi, photpho, sắt, đường, protein, vitamin A và C mà còn rất giàu carotene và chất xơ.
Ảnh minh họa.
Một trong những công dụng nổi bật phải kể đến của rau hẹ chính là khả năng phòng chống ung thư vô cùng hiệu quả. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng: loại rau “nặng mùi” này có chứa các chất bảo vệ tế bào rất hiệu quả và có chức năng chống oxy hóa gốc tự do, giúp giảm nhẹ hoặc tránh gây tổn thương chức năng giữa màng tế bào và gen.
Tỏi
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra rằng: chỉ cần ăn tỏi 2 lần/ tuần cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi, thậm chí đối với cả những người đang hút thuốc.
Nhiều nghiên cứu khác về sức khỏe cũng đã khẳng định: tỏi có khả năng chống ung thư nhờ tinh dầu trong loại củ này dễ bay hơi và tan trong chất béo, có thể kích hoạt các đại thực bào, cải thiện khả năng chống ung thư của cơ thể.
Bên cạnh đó, tỏi còn có chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Không chỉ vậy, loại củ này còn có khả năng phá hủy những gốc tự do – nguyên nhân gây ra ung thư và nhiều căn bệnh khác.
Lưu ý: Tỏi tuy tốt, nhưng có tính cay nóng đặc trưng, không thích hợp với những người mắc bệnh về mắt, người bị nóng trong, hư tỳ, đi tả hoặc các đối tượng có tiền sử mắc bệnh gan.
Gừng
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, khi ngấm vào tỳ, vị, phế sẽ khiến cho cơ thể xuất mồ hôi, an vị, bổ phế, khỏi ho. Ngoài ra, vị thuốc này còn giải độc công hiệu, có thể trị phong hàn, cảm mạo, trị các loại bệnh về dạ dày, chữa nôn mửa, đi tả, giải độc từ hải sản…Gừng rất giàu vitamin C, magiê và các khoáng chất khác giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện. Bạn có thể dùng gừng tươi, gừng khô, ở dạng lát hoặc dạng bột, thậm chí là tinh dầu hoặc nước ép.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng nếu chúng ta ăn gừng mỗi ngày, cả năm sẽ không phải gặp bác sĩ. Dưới đây là những lợi ích khi bạn tiêu thụ gừng thường xuyên. Loại thảo dược này còn giảm nguy cơ viêm nhiễm ở ruột và ruột kết, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Đây được xem là lợi ích hàng đầu của gừng.
Gừng chứa gingerol, một thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp, phát hiện ra rằng việc tiêu thụ gừng kháng viêm, giảm đau cơ bắp sưng nhanh chóng.Gừng cũng giúp làm giảm các triệu chứng buồn nôn do ốm nghén thai kỳ tới 75%. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, thai phụ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn đang mắc các bệnh về đường hô hấp như ho, khó thở, viêm họng, hãy cắt mấy lát gừng, cho vào một cốc nước vừa sôi. Bạn có thể thêm một chút mật ong và 1 lát chanh. Hỗn hợp gừng mật ong sẽ có tác dụng giảm đờm, trị đau họng.
Nếu thấy bụng khó chịu, hãy đun sôi mấy lát gừng trong vòng vài phút, tiếp đó thêm mật ong vào. Uống mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa "êm" hơn.Gừng có chứa crôm, magiê và kẽm có thể cải thiện lưu thông máu, cũng như ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức.
Gừng cải thiện lưu lượng máu bằng cách mở rộng các mạch máu. Nó cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa các tiểu huyết cầu dính lại với nhau giúp ngăn ngừa các cơn đau tim.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài