Đời sống

Những loại rau nhúng vào nồi lẩu chẳng khác gì "tẩm độc", đừng dại ăn thử

Dưới đây là những loại rau nên tránh nhúng vì có thể sản sinh độc tố gây nguy hại cho sức khỏe.

Kết hợp 2 thứ cực sẵn trong bếp này, ho dai dẳng mấy cũng khỏi lại chẳng tốn một đồng kháng sinh / Các loại thực phẩm đại kỵ với củ cải bà nội trợ nào cũng cần biết

Lẩu hải sản không ăn cùng thực phẩm chứa vitamin C

Cà chua không cho vào lẩu hải sản. Khi ăn cùng các loại thực phẩm nhiều vitamin C như cà chua, khoai lang... vì asen pentavenlent có trong hải sản này sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), có thể gây ngộ độc thạch tín cấp tính, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Lẩu bò không nên ăn kèm rau mùng tơi

Trong Đông y, thịt bò có tính ôn (ấm) trong khi đó rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy… Sự kết hợp này có thể khiến người ăn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng khó tiêu, nặng thì gây táo bón, rất khó chịu.

Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm

lau-15728672308541354301638
Ảnh minh họa

Kết hợp kiểu này sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê.

Lẩu gà không dùng rau kinh giới

Rau kinh giới "kỵ" thịt gà. Theo Đông y, ăn hai thứ này chung với nhau gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não.

Cách chọn rau phù hợp với từng món lẩu

Bạn cần chọn những loại rau đi kèm để phù hợp với từng món lẩu khác nhau, như sau:

 

- Lẩu riêu cua: Nên ăn kèm với rau sống, hoa chuối thái mỏng…

- Lẩu ốc: Rau tía tô thái nhỏ, rau muống chẻ, đậu phụ…

- Lẩu vịt: Rau ngổ, rau muống…

- Lẩu gà: Rau cải xanh, bắp chuối, rau muống, ngải cứu…

- Lẩu bò: Dứa, chuối xanh, rau cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa…

 

- Lẩu hải sản: Hành tươi, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm