Đời sống

Những loại thực phẩm giàu sắt, ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả

DNVN - Thiếu máu dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe và cuộc sống, do đó, chúng ta cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt, axit folic vào chế độ ăn hàng ngày nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm tốt phòng ngừa thiếu máu hiệu quả.

Đây là những nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu trong cơ thể / Thấy dấu hiệu này chứng tỏ bạn đã bị thiếu máu não

1. Cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau lá xanh rất phổ biến giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Cải bó xôi giàu canxi, vitamin A, B9, E và C, sắt, chất xơ và beta carotene. Nghiên cứu cho thấy một nửa chén cải bó xôi luộc chứa 3,2 mg sắt và chiếm khoảng 20% nhu cầu sắt cho cơ thể của người phụ nữ. Vì vậy, nên bổ sung cải bó xôi trong chế độ ăn uống hàng ngày.
2. Cà chua
Vitamin C là thành phần chính trong cà chua cùng với lycopene. Vitamin C trong cà chua giúp hấp thu dễ dàng các chất sắt. Cà chua cũng rất giàu beta carotene và vitamin E, do đó có lợi cho sức khỏe tóc và da.
3. Thịt đỏ
Hàm lượng sắt cao trong thịt cừu, thịt bò và các loại thịt đỏ khác. Các loại thịt này chứa phức hợp heme-sắt, sẽ được dễ dàng hấp thụ bởi cơ thể. Nó cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin B12. Người ta nói rằng gan bò có hơn 600% cho nhu cầu sắt hàng ngày.
Thịt đỏ chứa nhiều sắt.

Trong thịt đỏ chứa nhiều sắt. Ảnh minh họa.

4. Củ cải đường
Củ cải đường được biết đến như một loại rau rất có hiệu quả trong cuộc chiến chống bệnh thiếu máu. Loại củ này có hàm lượng sắt cao, giúp sửa chữa và kích hoạt lại các tế bào hồng cầu. Một khi các tế bào hồng cầu được kích hoạt, lượng oxy cung cấp cho tất cả các bộ phận của cơ thể tăng lên. Thêm củ cải đường trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng chống lại căn bệnh thiếu máu.
5. Các loại đậu và hạt
Đậu là nguồn thực phẩm giàu vitamin và chất sắt nhưng lại rất rẻ tiền và dễ kiếm nên phù hợp với mọi người bị thiếu sắt. Tiêu biểu phải kể đến: đậu đen, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành... Trong đó, đậu nành là một nguồn tuyệt vời của sắt và các vitamin. Đậu nành được coi là những “hạt cà phê” có chứa hàm lượng sắt cao.. Các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều... là nguồn cung cấp chất sắt rất dồi dào. Có thể sử dụng nó kèm với salad, các loại rau hoặc trái cây để có được một bữa ăn giàu chất dinh dưỡng giúp tăng cường máu và sức đề kháng cho cơ thể.
6. Trứng
Trứng là một nguồn giàu protein và chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, sẽ hỗ trợ việc tích trữ vitamin trong cơ thể khi đang bị thiếu máu. Một quả trứng to có chứa 1 mg sắt và do vậy ăn một quả trứng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn không bị thiếu máu.
7. Cá
Cá cũng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu vì nó có chứa sắt. Một số loài cá béo phổ biến như cá hồi, cá ngừ cũng như các loại thực phẩm biển khác như sò, hàu rất giàu chất sắt.
8. Lựu
Lựu là một trong những loại trái cây phổ biến giàu chất sắt và vitamin C. Ăn lựu giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và lựu cũng rất hiệu quả trong điều trị các triệu chứng thiếu máu như yếu, chóng mặt, mệt mỏi và thậm chí cả mất khả năng nghe.
9. Mật ong
Mật ong rất tốt cho cơ thể bạn và cũng giàu sắt. Cơ thể bạn sẽ dung nạp được khoảng 0,42 mg sắt trong 100 gram mật ong. Hơn nữa, mật ong còn chứa đồng và magiê, giúp tăng nồng độ hemoglobin trong cơ thể bạn.
10. Gan động vật
Gan gà, lợn, bò đều là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho cơ thể. Trung bình cứ 100g gan gà có tới 10mg sắt, lợn là 12mg sắt và bò thì chứa tới 6,5mg sắt. Không chỉ chứa nhiều sắt và các chất dinh dưỡng có lợi khác, món gan còn khá rẻ tiền nên có thể bổ sung một vài lần trong bữa ăn hàng tuần để vừa tiết kiệm vừa đầy đủ dưỡng chất cho cả nhà.
Tuy nhiên, trong gan động vật có chứa khá nhiều độc tố chưa được thanh lọc hết vì vậy để nấu gan được ngon và đảm bảo an toàn sức khỏe hơn, bạn nên ngâm qua sữa khoảng 30 phút đến 1h trước khi nấu. Gan sau khi ngâm qua sữa nấu lên sẽ còn có vị thơm bùi ngon hơn nhiều.
Doanh Doanh (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm