Đời sống

Những lợi ích sức khỏe từ quả lê

Quả lê là một loại trái cây ăn rất mát, ngon, vị thơm ngọt nhẹ. Nhưng ít người biết quả lê còn có tác dụng chữa bệnh.

7 thực phẩm có tác dụng "hút bớt" mỡ thừa một cách tự nhiên / Lấy chồng 15 năm vẫn nhất quyết ly hôn chỉ vì đĩa thịt xào sả ớt của mẹ chồng: Phụ nữ khi lấy chồng hãy tỉnh táo vì đâu chỉ mỗi vợ thương chồng là đủ

Quả lê là một loại trái cây ăn rất mát, ngon, vị thơm ngọt nhẹ và có xơ ở lõi trái. Nó là một loại trái quả rất giàu các thành phần chống ô xy hóa quan trọng, các chất Flavonoid và chất xơ thực vật, đồng thời ôm trọn nhiều chất dinh dưỡng bên trong. Loại quả này không có chất béo, cholesterol, mỗi quả lê cung cấp 100 calori năng lượng.

Ảnh minh họa.

Ăn lê còn có tác dụng làm giảm cân và giảm nguy cơ phát triển bệnh ung thư , tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và bệnh tim, ngoài ra nó còn là một loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Trung tâm kiến thức của báo Tin tức y tế thế giới ngày nay (MNT) sẽ cung cấp cho bạn đọc một loại các lợi ích sức khỏe từ quả lê. MNT sẽ cung cấp sự hiểu biết dinh dưỡng về quả lê cũng như lợi ích sức khỏe kỳ thú của nó, và làm thế nào để đưa quả lê vào thực đơn ăn uống của bạn, cũng như làm giảm thiểu các nguy cơ phát sinh bệnh tật khi bạn ăn lê hàng ngày.

Dinh dưỡng từ quả lê

Theo Cơ sỡ dữ liệu dinh dưỡng quốc gia USDA, 1 quả lê có xấp xỉ 178 gram sẽ cung cấp cho bạn khoảng 101 calori năng lượng , 00 gram chất béo, 27 gram carbonhydrate (bao gồm 17gram đường và 06 gram chất xơ) và 01 gram chất đạm.

Trung bình ăn 1 quả lê sẽ cung cấp cho bạn 12% lượng vitamin C cần thiết hàng ngày, cũng như 10% vitamin K, 06% kali và một lượng nhỏ canxi, sắt, magiê, riboflavin, vitamin B-6 và folate. Quả lê cũng chứa các thành phần carotenoid, flavonol và anthocyanin (có trong quả lê có vỏ đỏ). Trong nghiên cứu lão hóa chiều dọc Baltimore (BLSA), lê và táo là những nhà cung cấp số 1 về thành phần flavonol trong bữa ăn.

Việc tiêu thụ tất cả các loại trái cây và rau củ trong suốt một thời gian dài có thể làm giảm thiểu bệnh tật. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chi ra rằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm thực vật như lê có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch và tử vong nói chung trong khi lê làm thúc đẩy việc hình thành một làn da khỏe mạnh, tăng năng lượng và giảm cân .

Ủy ban dinh dưỡng và thực phẩm của Viện nghiên cứu y tế quốc gia Mỹ đã phát triển ra hướng dẫn AI (Tiêu thụ thích hợp) đối với chất xơ từ năm 2001, trong đó đề nghị nam giới dưới 50 tuổi nên tiêu thụ 38 gram chất xơ/ngày, và phụ nữ dưới 50 tuổi nên tiêu thụ 25 gram chất xơ/ngày. Với người trưởng thành trên 50 tuổi: nam giới dùng 30gram chất xơ/ngày, phụ nữ dùng 21 gram chất xơ/ngày.

Hầu hết mọi người không nhận đủ 50% những lời khuyến nghị. Tại sao chất xơ lại quan trọng đến thế? Viện y tế quốc gia Mỹ (NIM) khám phá ra rằng chế độ ăn uống với 14 gram chất xơ/1.000 calori thường có khả năng đáng kể trong việc giảm nguy cơ cả bệnh mạch vành và tiểu đường tuýp II. Cách dễ nhất là tăng nhu cầu hấp thụ chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây và rau củ.

Chỉ 1 quả lê trung bình cũng cung cấp 6 gram chất xơ, tức bằng khoảng 24% nhu cầu hàng ngày cho phụ nữ dưới 50 tuổi. Chế độ ăn giàu chất xơ được chỉ ra rằng có thể làm giảm tỷ lệ bùng phát của bệnh viêm túi thừa bằng cách hấp thụ nước trong ruột kết và làm cho cử động ruột trở nên thông suốt hơn.

Bữa ăn với nhiều loại trái cây tươi, rau củ và giàu chất xơ có thể làm giảm áp lực và viêm ruột kết. Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh viêm túi thừa vẫn còn bí ẩn, nhưng nó liên kết với khả năng tiêu thụ ít chất xơ.

Lợi ích trị bệnh

Trái cây và rau củ rất giàu chất xơ, nó giúp cho bạn no lâu hơn và cũng làm giảm calori. Tăng cường việc hấp thụ chất xơ sẽ làm giảm cân hoặc bệnh béo phì. Đồng thời, hấp thụ nhiều chất xơ cũng làm giảm huyết áp và lượng cholesterol.

Một đánh giá từ 67 thử nghiệm riêng rẽ đã cho thấy rằng ngay cả 10 gram chất xơ được hấp thụ mỗi ngày cũng làm giảm LDL và cholesterol. Những cuộc nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng chất xơ trong chế độ ăn có thể đóng vai trò tinh chỉnh hệ miễn dịch và viêm sưng, do đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và béo phì; Một lượng chất xơ cao từ quả lê cũng có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và giữ cho đường trong máu được bình ổn; Thành phần chất xơ trong quả lê giúp ngăn ngừa chứng táo bón và làm cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh; Việc đi tiêu đầy đủ là rất quan trọng vì nó giúp bài tiết chất thải độc hại hàng ngày thông qua mật và phân.

Lê chứa xấp xỉ 84% nước, nó giúp cho phân trở nên mềm và thải ra ngoài; Lê không bao giờ chín trên cây, do đó để có hương vị lê ngon nhất, phải cho lê chính tại khu vực nhiều nắng trong vài ngày. Cho lê vào tủ lạnh sẽ ngăn chặn quá trình chín.

Một chế độ ăn cao theo như FODMAP có thể làm gia tăng khí, đầy hơi, đau và tiêu chảy ở những người mắc các chứng rối loạn ruột kích thích. FODMAP là một từ viết tắt của Fermentable, Oligo, Di và Mono-saccharide và Polyol, tất cả đều là những dạng lên men carbohydrate chuỗi ngắn.

Một chế độ ăn uống hạn chế Carbohydrate đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng phổ biến cho những người nhạy cảm với FODMAP. Tốt hơn hết nên ăn uống thực phẩm đa dạng hơn là tập trung vào một số loại thực phẩm và đây là chìa khóa để có được một sức khỏe tốt nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm