Đời sống

Những lưu ý cho bệnh nhân đái tháo đường trong ngày Tết

Tết đến là dịp sum họp, gặp gỡ và cũng là thời điểm người bệnh đái tháo đường cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống để tránh cho lượng đường trong máu tăng cao.

Nam Định: Nuôi chim công cho nhà giàu chơi Tết, kiếm bộn tiền / TPHCM: Dọc Bến Bình Đông xem chợ hoa ngày tết

Làm thế nào để người bệnh đái tháo đường có thể vui vẻ đón xuân mà không còn phải đau đáu nỗi lo sợ bị ảnh hưởng tới sức khỏe. Dưới đây, là một số chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh đái tháo đường vào dịp Tết.
Nguyên tắc trong chế độ ăn của người bị bệnh đái tháo đường
Có 3 nguyên tắc cần nhớ trong chế độ ăn của người bị bệnh đái tháo đường:
- Giảm chất gluxit (đường bột).
- Tăng vừa phải lượng protit (đạm) và lipid (béo) để bù lại năng lượng do giảm gluxit. Tuy nhiên, không nên tăng quá nhiều vì sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
- Tăng cường sử dụng thức ăn có nhiều vitamin, muối khoáng, yếu tố vi lượng, chất xơ như rau, củ, quả ít ngọt.
Hình minh họa.

Hình minh họa.

Chế độ ăn như thế nào là tốt cho bệnh nhân đái tháo đường?
- Không nên bỏ bữa để tránh bị hạ đường huyết. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ hoặc không ăn quá no và phải đầy đủ dinh dưỡng.
- Hạn chế đồ ăn chiên xào, chứa nhiều chất béo và đồ nếp (bánh chưng, bánh tét, xôi…). Tăng cường rau xanh, chất xơ như rau, hoa quả chứa ít đường (cam, bưởi, nho…).
- Không ăn bánh kẹo, mứt vào lúc đói, thay vào đó nên ăn ngũ cốc nguyên chất, sữa không đường. Không nên uống nước ngọt có ga vì làm tăng nhanh đường huyết.
- Hạn chế uống rượu, bia vì rượu có thể gây tăng hoặc hạ đường huyết do ngăn cản quá trình tổng hợp glycogen và ảnh hưởng đến chức năng gan, gây rối loạn chuyển hóa.
Đối với các loại rượu, người bị tiểu đường có thể sử dụng rượu vang nhưng không được uống quá nhiều. Theo như khuyến cáo mỗi ngày chỉ sử dụng khoảng 200 ml rượu vang cho bữa ăn thêm ngon miệng.
Nếu có uống rượu, bệnh nhân đái tháo đường phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Tốt nhất là uống loại rượu vang nguyên chất. Theo nhiều nghiên cứu, việc thường xuyên uống rượu vang với số lượng vừa phải có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch.
Nên ăn thức ăn có tinh bột khi uống rượu để tránh hạ đường máu. Không bao giờ được uống rượu nếu không ăn. Sau khi uống khoảng 1 giờ, nên tự kiểm tra đường máu để biết mình có nguy cơ bị tăng hay hạ đường máu không, từ đó sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Trong ngày đó, bạn cũng nên thử đường máu nhiều lần hơn mọi ngày. Ngoài ra, bệnh nhân uống rượu phải theo dõi huyết áp, cân nặng đều đặn, nếu thấy tăng (đặc biệt là huyết áp) thì nên ngừng uống.
Không nên uống rượu và thuốc hạ đường máu cùng lúc. Nếu có dùng một số loại thuốc đặc biệt theo yêu cầu của bác sĩ, phải ngừng uống rượu hoàn toàn. Nếu bạn đang tiêm insulin và trong ngày có uống rượu, phải thử đường máu trước khi đi ngủ, nếu kết quả dưới 6 mmol/l thì nên ăn thêm. Nếu không thử được, nên ăn thêm thức ăn có ít tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào lúc nửa đêm.

Theo vtv.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm