Những lưu ý khi thèm ăn trong kỳ kinh nguyệt
6 món súp tăng cường khả năng miễn dịch / 9 loại thực phẩm gây căng thẳng đầu óc
Khoai tây chiên và các loại thực phẩm giàu natri có tăng đầy hơi trong ngày “đèn đỏ”. Ảnh: Weightowellnessllc.
Theo Insider, Maddie Pasquariello, chuyên gia dinh dưỡng tại New York cho biết việc thèm ăn một số loại thực phẩm nào đó trong kỳ kinh nguyệt hoặc một tuần trước đó là điều hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc điều này vì một vài loại thực phẩm có thể khiến các dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) trở nên nặng hơn.
Lý do gây ra cảm giác thèm ăn
Tiến sĩ Natalia Llarena, chuyên gia nội tiết sinh sản, bác sĩ phụ khoa, cho biết những thay đổi về mức độ serotonin trong não có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng PMS, bao gồm cảm giác thèm ăn.
Serotonin là loại hormone hoạt động như một chất ổn định tâm trạng và giúp kiểm soát sự thèm ăn. Mức độ của hormone này dao động trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Trên thực tế, nghiên cứu chỉ ra mức độ serotonin thấp có liên quan đến các triệu chứng PMS.
Việc tiêu thụ carbohydrate có thể gián tiếp làm tăng mức serotonin, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, vì carbohydrate chứa các axit amin như tryptophan, giúp cơ thể tạo ra serotonin.
Bên cạnh đó, cảm giác thèm ăn cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác từ bối cảnh văn hóa đến sở thích cá nhân. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy khoảng 50% người Mỹ thèm chocolate trong giai đoạn đầu của trong kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 17% người sinh ra bên ngoài nước Mỹ cho biết họ thèm ăn chocolate trong ngày “đèn đỏ”.
Uống nhiều cà phê hay trà có thể làm gia tăng co thắt cơ và chuột rút. Ảnh: Healthline.
Thèm ăn trong kỳ kinh nguyệt có tốt không?
Không có gì sai khi thỉnh thoảng bạn có cảm giác thèm ăn. Trên thực tế, đôi khi cảm giác thèm ăn là dấu hiệu cơ thể bạn cần thêm chất dinh dưỡng. Ví dụ, nếu bạn đang khao khát một chiếc bánh mì kẹp thịt trong ngày “đèn đỏ”, điều đó cho thấy cơ thể bạn muốn được tăng cường chất sắt từ thịt đỏ.
Tuy nhiên, tiêu thụ một số loại thực phẩm trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, bao gồm:
– Thực phẩm béo hoặc có đường: Nghiên cứu liên quan đến những người trong độ tuổi 18-24 chỉ ra thực phẩm nhiều đường và chất béo có thể khiến các triệu chứng của tiền kinh nguyệt nặng hơn.
– Thức ăn mặn: Khoai tây chiên và các loại thực phẩm giàu natri khác khiến cơ thể giữ nước, điều này làm tình trạng đầy hơi trở nên trầm trọng.
– Caffeine: Cà phê, soda, trà và các loại đồ uống chứa caffein khác có thể dẫn đến chuột rút và co thắt cơ, khiến bạn đau bụng kinh dữ dội hơn.
– Rượu: Một đánh giá năm 2022 cho biết uống rượu có thể gây chuột rút đau hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Các thực phẩm lành mạnh để ăn trong ngày “đèn đỏ”
Nếu vẫn muốn ăn đồ ngọt và giàu chất béo khi tới tháng, bạn nên lựa chọn các loại thay thế lành mạnh hơn, ví dụ:
– Thực phẩm béo: Ưu tiên những loại chưa qua chế biến như sữa chua nguyên chất, sữa nguyên kem hoặc bơ.
– Carbohydrate: Bạn có thể ăn gà tây, cá, lòng trắng trứng, đậu phộng và hạt bí ngô.
– Đồ ngọt: Thay vì ăn thực phẩm có thêm đường như kem hoặc kẹo, hãy cân nhắc sử dụng thực phẩm có đường tự nhiên gồm các loại trái cây như táo, chuối hoặc nho.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện PMS hoặc các triệu chứng trong suốt kỳ kinh nguyệt, bao gồm:
– Omega-3: Một số nghiên cứu cho thấy chất béo omega-3 có thể làm giảm đau bụng kinh. Các loại thực phẩm như cá hồi, quả óc chó và hạt chia đều chứa axit béo omega-3.
– Canxi: Một số nghiên cứu liên kết canxi với việc cải thiện các triệu chứng của PMS như chuột rút, ủ rũ và mệt mỏi. Thực phẩm giàu canxi bao gồm sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai. Bạn cũng có thể lấy canxi từ các nguồn không phải sữa như quả sung, đậu nành và đậu xanh.
– Sắt: Nếu bạn phải vật lộn với tình trạng thiếu sắt trong kỳ kinh nguyệt, hãy thử ăn rau lá xanh giàu chất sắt như cải xoăn hoặc rau bina.
– Magiê: Chất này có thể giảm đau bụng kinh. Để bổ sung magie vào chế độ ăn uống, bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm như đậu đen, hạnh nhân, bánh mì nguyên cám và chocolate đen. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì ăn quá nhiều magiê có thể gây ra tác dụng phụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết