Những lý do ăn dứa không nên bỏ lõi
7 lưu ý khi ăn dứa nhất định cần biết để tránh rước họa vào thân / Mẹo gọt dứa đơn giản nhất, loại bỏ hết mắt gai chỉ trong tích tắc
Quả dứa (Ananas comosus) là đặc sản của các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Quả dứa khi chín có màu vàng, mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt hơi chua, thường được dùng làm món tráng miệng. Thành phần quan trọng nhất trong quả dứa là bromelin, có nhiều trong lõi dứa giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh về gan, giảm di căn các loại ung thư... Tuy nhiên nhiều người lại mắc sai lầm ăn uống khi bỏ lõi dứa khi ăn.
Lõi dứa cứng, nhạt và làm rát lưỡi khiến nhiều người thường cắt, bỏ lõi dứa khi ăn. Tuy nhiên, ít người biết chất quý có lợi cho sức khỏe con người chứa trong quả dứa (chín và xanh) là bromelin (hay brolelain). Trong quả dứa, thì lõi dứa lại có hàm lượng bromelin cao nhất.Hợp chất bromelin phân bố nhiều nhất ở lõi dứa, gấp tới 20 lần so với thịt dứa, nên khi ăn loại quả này không nên bỏ lõi dứa.
Lõi dứa chứa nhiều bromelin có tác dụng ngừa ung thư, đẩy lùi các bệnh về ganBromelain thực sự tốt cho sức khỏe của gan. Đây là một loại enzyme giúp phân hủy các chất độc trong cơ thể con người và hỗ trợ cho việc loại bỏ chất độc hại này. Dứa còn giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, theo ước tính, nước dứa tươi chứa tới 75% vitamin C cho nhu cầu cơ thể hàng ngày. Hiện nay số người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng tăng cao, dứa chính là một giải pháp tự nhiên không phải dùng thuốc cho những người mắc căn bệnh này. Nó giúp giải độc rất tốt, làm sạch tế bào gan. Tuy nhiên, chất này không chịu được nhiệt vậy nênkhông nên đun nấu dứa quá kỹ.
Ngoài tác dụng đẩy lùi các bệnh về gan. Dứa còn giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch: giảm di căn của các loại ung thư (phối hợp với xạ trị, hóa trị); ức chế quá trình viêm, giảm phù nề, tụ huyết; giảm đau nhức trong các chứng thấp khớp; giúp cho vết thương, vết loét mau thành sẹo; ngừa: cao huyết áp, đau thắt ngực, huyết khối, giãn tĩnh mạch, phù phổi. Khi ăn dứa để tráng miệng, dứa sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt các chất đạm trong thức ăn. Đồng thời, nó cũng giúp nâng cao tác dụng của các loại thuốc: kháng sinh, an thần, giãn cơ, chống co giật, trị hen.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn 800 triệu trên bàn thờ người chồng vừa khuất: Cú sốc lớn khi sự thật được hé lộ
Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị rắn độc cắn
Ăn gấc nhiều người thường bỏ hạt đi nhưng không ngờ đây là 'tiên dược' giá cao
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Sử dụng dầu ăn đúng cách, an toàn cho sức khỏe cả nhà
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách