Đời sống

Những ngộ nhận khi ăn tôm mà nhiều người mắc phải

Tôm là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, được rất nhiều người ưa chuộng nhưng có những lầm tưởng khiến việc ăn tôm không mang lại kết quả tốt cho sức khỏe.

Đột nhiên giảm cân không rõ lý do có thể là vì một số vấn đề sức khỏe sau / 7 loại thực phẩm tốt cho nam giới

Những ngộ nhận khi ăn tôm mà nhiều người mắc phải - 1

Tôm là món ăn ngon được nhiều người yêu thích nhưng nên ăn với lượng vừa phải

Tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ và tăng cường sức khỏe xương khớp. Thế nhưng rất nhiều người mắc sai lầm khi ăn tôm đã vô tình gây hại cho sức khỏe, thậm chí có trường hợp đã tử vong do ăn tôm sai cách. Dưới đây là những sai lầm khi ăn tôm bạn cần tránh:

Ăn càng nhiều tôm càng tốt

Nhiều người nghĩ tôm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nên ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, cơ thể không thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn gây ra tình trạng rỗi loạn hệ tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy.

Theo các chuyên gia, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày, còn trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.

Ăn đầu tôm

 

Nhiều người có thói quen thích ăn đầu tôm to, đặc biệt là mắt tôm bởi nghĩ sẽ tốt cho mắt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên mọi người không nên ăn đầu tôm. Phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết vì là nơi chứa nội quan như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng... Vì thế, khi ăn đầu tôm, cơ thể có thể bị nhiễm độc, ký sinh trùng.

Khi nhìn thấy đầu tôm có các biểu hiện như bị chuyển màu đen, mọi người tuyệt đối không chọn bởi tôm đó có thể sống trong môi trường nước bị ô nhiễm kim loại nặng, các loại muối của các chất kết tủa ở mang hoặc tôm bị bệnh dẫn đến đen mang.

Cố gắng ăn nhiều vỏ tôm vì nghĩ có nhiều canxi

Phần vỏ tôm thường cứng nên nhiều người nghĩ ăn càng nhiều vỏ tôm càng tốt để bổ sung canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi phần vỏ tôm rất ít canxi cũng như các chất dinh dưỡng khác. Đa phần canxi, chất dinh dưỡng đều tập trung ở phần thịt tôm, càng và chân tôm.

Không chỉ ít chất dinh dưỡng mà phần vỏ tôm còn chứa một lượng độc tố có hại cho sức khỏe. Phần vỏ chính là phần tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước tại ao, hồ, biển. Nếu môi trường nước bị ô nhiễm thì phần vỏ tôm sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc tố.

 

Nguy hại nữa khi mọi người ăn nhiều vỏ tôm chính là niêm mạc họng, dạ dày hoặc ruột dễ bị tổn thương bởi vỏ tôm cứng. Khi ăn vỏ tôm mọi người cũng dễ bị hóc, nhất là trẻ nhỏ.

Ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

Cụ thể, một trường hợp ở Đài Loan chết đột ngột do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Tuy nhiên đây là trường hợp hy hữu.

Tốt nhất đối với trẻ nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.

 

Ăn tôm khi bị ho

Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.

Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

Ăn mắt tôm bổ mắt

Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Ngoài ra nhiều người còn ví 2 mắt tôm có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông.

 

Nhưng trên thực tế thì quan niệm này vẫn chưa được một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận.

Phần đầu tôm chủ yếu tập trung chất thải của tôm và chứa rất ít chất dinh dưỡng so với phần còn lại. Ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn luôn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu.

Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.

Phụ nữ sau sinh kiêng tôm

Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn.

 

Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau không nên ăn tôm vì ăn tôm sẽ gây lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.

Tuy nhiên, thực tế không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà phụ thuộc vào cơ địa của bạn.

Lời khuyên của chuyên gia là tôm rất giàu dưỡng chất nên người mẹ ăn tôm sẽ cung cấp dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ. Vì vậy, sản phụ sau sinh có thể ăn lượng tôm vừa phải và lưu ý phải chế biến kỹ.

Đường chỉ màu đen ở lưng tôm là bẩn

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở ngay sát lưng tôm hay còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng, vì vậy nó không hề sạch sẽ như nhiều người vẫn nghĩ.

 

Tuy nhiên, ăn đường chỉ tôm cũng không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ bị giết chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Việc loại bỏ đường chỉ tôm sẽ giúp món ăn sạch hơn và khiến bạn yên tâm hơn khi ăn.

Không phải tất cả các loại thực phẩm đều lành mạnh. Trên thực tế, một số thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe,...

Theo Gia đình & Xã hội
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm