Những người nên tránh xa món măng
Sai lầm ăn cơm trong mùa đông gây hại sức khỏe, rút ngắn tuổi thọ: 90% người Việt mắc phải / Chế độ ăn uống người mỡ máu cao phải nhớ để duy trì sức khỏe ổn định
Trong măng có chứa nhiều chất xơ, giúp cơ thể tránh chứng táo bón, 100 g thịt măng có chứa 5,5 g bột đường, 0,8-2 g chất đạm, 0,1 g chất béo, 15 mg calci, 0,6 mg sắt và nhiều sinh tố (B1: 0,07 mg, B2: 0,1mg, PP: 0,7 mg, C: 8 mg). Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn măng do trong măng có chứa các chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và những người mắc các bệnh như dạ dày, thận, gout.
Phụ nữ mang thai
Các chuyên gia cho biết, trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dụng của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Bà bầu không nên ăn măng trong giai đoạn thai kỳ bởi có thể dẫn đến ngộ độcTrên thực tế, đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng như nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Mặc dù, chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, mẹ bầu không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
Người bị bệnh thận
Ngoài bà bầu, những người bị bệnh thận cũng kiêng ăn măng
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.
Người bị đau dạ dày
Măng chứa acid cyanhydric là chất độc hại đến người bị bệnh dạ dày
Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính, hay tái đi tái lại và ít người kiên trì chữa trị hết hẳn. Người bệnh đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống ngay cả sau khi đã chữa trị để giúp dạ dày có thể hoạt động tốt trở lại và hạn chế sự tái phát. Vì trong măng chứa hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230 mg trong một kg măng củ) là chất độc hại cho dạ dày nên những người bị đau dạ dày không nên ăn măng.
Người bị bệnh gout
Bệnh nhân bị gout tuyệt đối không nên ăn măng
Khi bị bệnh gout, cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gout cần tránh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy