Đời sống

Những người tuyệt đối không được ăn lòng lợn, mê món này như "điếu đổ" cũng phải tránh xa

Lòng lợn và các nội tạng động vật là thực phẩm giàu chất béo, cholesterol nên không phù hợp với nhiều đối tượng.

Chuyên gia bật mí quy trình “chống già” hiệu quả, giúp duy trì làn da khỏe mạnh, trẻ lâu / Dừng ngay việc cù lét cho bé cười, điều thứ 2 cực kỳ tai hại

Người bị cảm, mệt mỏi

Cháo lòng, lòng lợn là món ăn chứa nhiều cholesterol rất khó tiêu hóa. Ngoài ra, trong nội tạng động vật có khả năng chứa nhiều mầm bệnh. Những bệnh này có thể lây sang người thông qua con đường ăn uống. Do đó, khi bị cảm, mệt mỏi, tuyệt đối không được ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu, không đảm bảo vệ sinh, có thể làm bệnh nặng hơn.

Người có đường tiêu hóa kém

Ruột động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.coli và vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Những người có đường tiêu hóa kém ăn phỉa nội tạng động vật không được làm sạch cẩn thận, nấu chín ký hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn, đồ uống khác trong quá trình chế biến có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như lao, than, lợn đóng dấu, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn...

Những bệnh này thường để lại hậu quả nặng nề đối với sức khỏe, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

nhung-nguoi-khong-nen-an-long-lon-01

Ảnh minh họa

Người béo phì, người mắc bệnh tim mạch

Nội tạng động vật chứa nhiều chất đạm, chất béo, đặc biệt là hàm lượng cholesterol cực kỳ cao nhất là trong các bộ phận như óc, gan, cật lợn.

Những người cao tuổi, người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, gout, tiểu đường, béo phì... cần tuyệt đối kiêng những món ăn được làm từ nội tạng động vật.

Phụ nữ mang thai

Nội tạng động vật có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng và có khả năng lây bệnh cho con người.

 

Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc hoặc động vật được chăn nuôi trong điều kiện không hợp vệ sinh có nguy cơ nhiễm độc tố vi nấm aflatoxin cao (do ăn phải thức ăn chăn nuôi bị nhiễm nấm mốc). Chất aflatoxin có khả năng gây ra ung thư.

Bên cạnh đó, lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh hay lợn lành mang trùng nhưng không phát bệnh thì trong thịt, máu, nội tạng đều có chứa một lượng vi khuẩn lớn. Khi ăn phải các sản phẩm từ con lợn mang mầm bệnh chưa được nấu chín kỹ, liên cầu khuẩn có thể từ thức ăn xâm nhập vào cơ thể người. Điều này cực kỳ có hại cho bà bầu và thai nhi.

Đối với những người khỏe mạnh, việc ăn lòng lợn và các loại nội tạng động vật cũng nên được hạn chế. Người trưởng thành chỉ nên ăn nội tạng động vật từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 50-70 gram. Trẻ em chỉ nên ăn 2 lần/tuần (khoảng 30-50 gram/lần).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm