Đời sống

Những người tuyệt đối không nên ăn nhiều rượu nếp

Rượu nếp có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng cũng phải cẩn trọng, không phải ai cũng có thể ăn nhiều thực phẩm này.

Lợi ích tuyệt vời của nước hầm xương đối với sức khỏe / Ngày Tết ăn hạt bí phải nhớ 3 điều này để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe

Rượu nếp chứa nhiều vitamin nhóm B và chất xơ, tốt cho người thiếu sắt như phụ nữ mang thai, người bị tim mạch. Đặc biệt, chất men trong rượu nếp là chất men tự nhiên nên nó an toàn cho sức khỏe, tốt cho tiêu hóa.

Nói tới tác dụng của rượu nếp, TS. BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm giúp làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu. Nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân: một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm”.

Đặc biệt, trong nếp cẩm chứa rất cao hàm lượng chất chống oxi hóa anthocyanin – chất bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – đây là một trong những nguyên nhân gây bênh ung thư. Từ đó, căn bệnh quái ác này dần bị đẩy lùi nhờ ăn rượu nếp.

Như vậy, rượu nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không thay đổi huyết áp như các loại thuốc khác, rất tốt cho những người có vấn đề về tim mạch hay huyết áp.Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để ăn rượu nếp.

 Những người thể trạng nóng không nên ăn nhiều rượu nếp
Những người thể trạng nóng không nên ăn nhiều rượu nếp. Ảnh minh họa

Theo Đông y, rượu nếp có vị ngọt, tính ấm do đó không nên sử dụng cho người có thể trạng nóng. Biểu hiện của người có thể trạng nóng thường là mẩn ngứa hay nổi mụn, vàng da do chức năng gan suy giảm, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp, chảy máy chân răng, lưỡi đỏ không có rêu lưỡi hoặc rêu lưỡi vàng, khó ngủ, bứt rứt...

Người có những biểu hiện này không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho cơ thể nóng hơn gây mụn nhọt, dị ứng hoặc lở mẩn, nóng âm ỉ, thậm chí chảy máu cam, nổi ban ở em nhỏ. Đối với bạn trẻ đang ở độ tuổi dậy thì, ăn rượu nếp sẽ gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá nhiều hơn. Các thực phẩm có tính cay nóng, kích thích khác như gia vị cay, rượu bia, thuốc lá, cà phê cũng được khuyến cáo không nên dùng cho người thể trạng nóng.

Ngoài ra, việc bổ sung một số loại thức ăn mát, luộc, hầm như: canh khổ qua, bí đao, bí đỏ, bầu, diếp cá, rau ngót, mã đề, rau má, rau đay, mồng tơi… và các loại hoa quả dưa hấu, dưa gang, cam, bưởi, thanh long… sẽ giúp những người có thể trạng nóng giảm dần các triệu chứng. Giữ một chế độ sinh hoạt lành mạnh, trách thức khuya, stress, nên thường xuyên vận động, thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng cơ thể.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm