Những người tuyệt đối không nên ăn nhót
9 thói quen xấu thường thấy trong nhà bếp sẽ gây hại sức khỏe / Làm nộm củ đậu giòn mát thanh ngọt, vừa giải nhiệt lại cực tốt cho sức khỏe
Nhót là loại quả rất phổ biến tại nước ta, chính vì đặc tính chua, hơi chát, đặc biệt nhân hạt nhót bên trong rất ngậy nên được nhiều người ưa thích.
Tuy nhiên chính vì đặc tính chua mà nhót chứa rất nhiều axit với nồng độ cao, như vậy mang đến rất nhiều bất lợi cho sức khỏe nhất là với những người đang mang căn bệnh dạ dày bao gồm viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày... lượng axit trong nhót có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, những người bị hội chứng ruột kích thích như bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi,... cũng nên rất hạn chế ăn nhót.
Trẻ em cũng là đối tượng không nên ăn nhót dodạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đang còn quá non nớt có thể chưa thích nghi được với vị chua của nhót. Do đó, loại quả này không phù hợp với bé dưới một tuổi, những trẻ lớn hơn cũng cần hạn chế.
Nhót cũng là món ăn khoái khẩu với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo cần hạn chế ăn nhót dù là quả, lá hay rễ.
Ngoài ra khi ăn nhót nên chà sạch bụi phấn bên ngoài để tránh bị đau họng và chỉ ăn nhótsau bữa cơm khoảng 30 phút tránh đau dạ dày.
Những lợi ích bất ngờ từ nhótTrên thực tế nhót là loại quả có nhiều lợi ích và có tác dụng chữa một số loại bệnh. Vitamin và khoáng chất cao trong loại quả này giúp tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Các axit béo thiết yếu cũng làm cho chúng có tính bổ dưỡng cao.
Ngoài ra, quả nhót còncó khả năng giảm cholesterol, giúp tránh được các bệnh về tim mạch. Chất lycopene của nhótlà cao nhất so với bất kỳ loại hoa quảnào vàđược sử dụng để phòng ngừa bệnh tim,ung thưvà điều trị ung thư.
Ta có thể dùng nhót làm một số bài thuốc trị bệnh sau đây:
- Viêm xoang: Dùng hoa nhót và búp cây đa lông liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g, ngày uống 2 lần với rượu nồng độ thấp.
- Hen phế quản:hoa cúc bách nhật 6 g, tỳ bà diệp 6 g, quả nhót 10 g. Các vị thuốc cho vào sắc với 400 ml nước, đun còn khoảng 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5-7 ngày.
-Trị ho:Lấy khoảng 6-10 quả nhót, trần bì 10g, quất 6-10 quả, sắc uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Phong thấp, đau nhức khớp: rễ cây nhót 120 g, hoàng tửu 60 g, chân giò lợn 50 g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25 ml.
-Chữa kiết lỵ mạn tính:Quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
-Bài thuốc chữa tiêu chảy:Quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Gan lách sưng đau: hạt nhót giã nhỏ 10 g, nghệ đen 8 g. Sắc nước uống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được