Những rau củ nấu chín là 'vứt đi', ăn sống mới giữ nguyên chất bổ
Bộ phận của cây chuối là 'thần dược' cho người tăng huyết áp, viêm loét dạ dày / Chồng vừa xắn tay nấu cơm đã bị mẹ mỉa "lấy vợ để làm bà hoàng", nhưng lời đáp trả đầy thông minh của nàng dâu khiến bà im bặt
Trong bắp cải có chứa hàm lượng vitamin A, chất xơ cao. Nếu bạn thường xuyên ăn bắp cải sống có thể giúp bảo vệ mắt, làm đẹp da.
Tuy nhiên không nên nấu chín bắp cải ở nhiệt độ cao, vì như vậy sẽ làm bay hơi lượng lớn các chất có trong bắp cải cũng như ăn vào không còn tác dụng nhiều.
Bạn có thể làm salad bắp cải trộn để ăn nhưng nhớ phải rửa kĩ trước khi dùng.
Ảnh minh họa.
Bông cải xanh
Mặc dù mọi người thường được khuyến khích ăn bông cải xanh ngay từ khi còn nhỏ, nhưng bạn có thể không được biết rằng ăn sống tốt hơn nấu chín.
Bông cải xanh có chứa một lượng lớn hợp chất chống oxy hóa gọi là sulforaphane giúp ngăn ngừa ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh tim, chứng viêm, trầm cảm và các tình trạng sức khỏe có hại.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 cho thấy rằng cơ thể hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi chúng ta ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín. Trong khi đó, việc nấu rau theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cho vào lò vi sóng, luộc và xào sẽ làm giảm mức độ vitamin C có trong nó.
Nếu không thể ăn bông cải xanh khi còn sống, bạn có thể sử dụng bằng cách hấp. Cách nấu này ít ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng nhất.
Hành tây
Hành tây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm một số lợi ích chống ung thư chính, nhờ vào nồng độ cao của quercetin flavonoid. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, khi được ăn sống, hành tây sẽ phát huy tối đa đặc tính chống ung thư của nó.
Việc ăn chín thông qua các cách chế biến khác nhau sẽ làm giảm lợi ích của các chất phytochemical trong hành tây có tác dụng chống lại bệnh ung thư.
Hơn nữa, hành tây thuộc họ rau allium, chúng có chứa các chất chống kết tập tiểu cầu có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Rau mầm
Rau mầm vốn có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và chúng ta chỉ nên ăn sống mà không cần phải nấu chín. Vì bản thân rau mầm có chứa nhiều khoáng chất, chất xơ, vitamin cần thiết, nếu nấu chín những chất này sẽ thất thoát đi rất nhiều và bạn ăn vào không còn tác dụng gì nhiều.
Cần tây
Lượng chất xơ cực kỳ dồi dào trong cần tây. Không chỉ vậy, lượng kali, vitamin B2 cực kì cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng loét miệng hiệu quả. Khi nấu chín cần tây, những chất này sẽ dần mất đi trong quá trình nung ở nhiệt độ cao và mất tác dụng vốn có của chúng.
Cách tốt nhất là nên ăn sống cần tây bằng cách làm salad hoặc ép lấy nước uống, ăn không, có thể làm thành món gỏi.
Dưa leo
Dưa leo luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong công tác đẹp cũng như giảm cân của nhiều người. Dưa leo cực kì tốt khi ăn sống vì chứa hỗn hợp vitamin C, vitamin B, các chất khoáng chất khác nhau. Ngay cả vỏ dưa cũng giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Nhưng khi nấu chín dưa leo, các chất này sẽ bay hơi và vitamin bị phá hủy trước khi bạn ăn, nên chúng cũng không có tác dụng gì nhiều.
Để đảm bảo có thể thưởng thức trọn vẹn nguồn dinh dưỡng từ dưa leo, bạn nên ăn sống và không nấu chín ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, trước khi ăn sống bạn nên ngâm nước muối và rửa thật sạch trước khi dùng.
Tỏi
Giống như hành, tỏi là một loại rau thuộc nhóm allium cũng có chất chống kết tập tiểu cầu, và điều này cũng có nghĩa là đặc tính chống lại bệnh tim mạch của nó cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí hóa học nông nghiệp và thực phẩm cho thấy rằng đun nóng tỏi ở 392 độ C trong sáu phút đã ngăn chặn hoàn toàn hoạt động chống kết tập tiểu cầu trong tỏi chưa nghiền và làm giảm đáng kể nó ở tỏi nghiền.
Trong số những lợi ích sức khỏe bất ngờ khác khi sử dụng tỏi sống là tính kháng khuẩn. Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy ,đun sôi tỏi trong 20 phút đã triệt tiêu hoàn toàn hoạt tính kháng khuẩn, và chỉ một phút nhiệt vi sóng đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của tỏi.
Giã nát tỏi và để yên 10 phút trước khi đun nóng sẽ khôi phục một phần khả năng chống ung thư, nhưng tỏi nấu chín vẫn ít hơn tỏi sống 30%.
Cải xoăn
Là một loại rau thuộc họ cải, cải xoăn có chứa các hợp chất gọi là glucosinolate và khi tiếp xúc với enzyme myrosinase, chúng sẽ biến thành một hợp chất chống lại bệnh tật khác.
Nhưng nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho thấy nhiệt làm mất hoạt tính của myrosinase. Vì vậy, cải xoăn nấu chín không có các đặc tính chống lại bệnh tật như món salad cải xoăn sống.
Củ cải đường
Điều này có thể gây ngạc nhiên cho một số người, nhưng bạn có thể ăn củ cải đường sống. Trên thực tế, việc ăn sống thực sự tốt cho cơ thể hơn một chút. Củ cải đường chứa nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh, như năm loại vitamin thiết yếu, canxi, sắt, kali và protein.
Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng cao chất xơ và folate, một dạng vitamin B9. Tuy nhiên, củ cải đường nấu chín sẽ mất 25% folate cũng như các vitamin và khoáng chất khác. Bạn sử dụng nó lên món salad để có màu sắc nổi bật hoặc tạo món salad củ cải sống của riêng bạn với các loại rau sống hoặc trái cây họ cam quýt khác.
Dứa
Dứa thêm vào các món nấu có thể là một bổ sung hấp dẫn, nhưng nấu loại trái cây nhiệt đới ngọt ngào và thơm này có thể làm mất đi những lợi ích sức khỏe quan trọng của chúng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nước ép dứa tươi có hiệu quả hơn trong việc giảm viêm và ung thư ruột kết. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do lượng enzyme bromelain trong nước trái cây tươi cao, giúp giảm sưng tấy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Loài côn trùng nằm dưới hang sâu, được xem như 'lộc trời cho', xưa không ai thèm ăn nhưng nay là đặc sản, giá 200 nghìn đồng/kg
Khi chiên đậu phụ cho dầu nhiều sẽ 'lãng phí'! Hãy nhớ 2 mẹo này đậu phụ sẽ không bị vỡ hay dính chảo
Nhỏ một giọt dầu gió vào quần áo lúc đang ngâm, công dụng bất ngờ mà không loại bột giặt nào có được