Những tác hại không ngờ tới của việc ăn cay
5 tác hại của bánh mì với cơ thể nếu bạn thường xuyên ăn chúng mỗi ngày / 6 tác hại khi uống nhiều trà
Tác hại của việc ăn cay
Bệnh đau dạ dày
Ăn cay quá mức trước tiên sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày và ruột từ đó sinh ra các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, nóng rát dạ dày, viêm loét dạ dày,...
Không những thế tác hại của ăn cay quá mức còn là hiện tượng trào ngược axit dạ dày thực quản khiến cho vùng sau xương ức bị nóng rát. Tình trạng này càng kéo dài thì dạ dày càng có tổn thương nghiêm trọng, rất nguy hại cho sức khỏe.
Ăn không ngon miệng
Ăn cay với mức độ vừa phải sẽ kích thích vị giác khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn nhưng ăn cay quá mức thì gai vị giác của lưỡi sẽ bị quá tải. Lúc này gai vị giác phải tiếp nhận quá nhiều kích thích nên dễ bị mất khả năng phân biệt vị và do đó bạn sẽ không còn cảm thấy ngon miệng nữa.
Bị mất ngủ
Ăn cay làm cơ thể phải sinh nhiệt nên khó chịu. Bên cạnh đó, tính cay nồng mạnh của ớt còn gây hưng phấn cao nếu bạn ăn trước giờ đi ngủ, khiến cho hệ thần kinh bị tác động nên dễ mất ngủ trong thời gian dài. Không những thế, ăn cay quá mức còn làm phát sinh triệu chứng ợ nóng, đau dạ dày nên giấc ngủ sẽ trở nên kém hơn, khó sâu giấc hơn.
Da dễ bị mọc mụn và bị kích ứng
Hầu hết các loại đồ ăn cay đều có tính hút ẩm cao nên nếu ăn quá mức nó sẽ khiến cho làn da trở nên sần sùi, khô ráp. Không những thế, chất cay trong các món đồ ăn cay nóng còn kích thích làm da nóng nên dễ nổi mụn hơn.
Ăn nhiều đồ cay quá mức trong một lần cũng dễ làm cho da bị kích ứng ở những mức độ khác nhau. Triệu chứng kích ứng da rất dễ nhận thấy trong tình huống này là ngứa, nóng da ở những vùng tiếp xúc với đồ cay.
Nguy cơ giảm trí nhớ
Nếu trong suốt một thời gian dài bạn duy trì thói quen ăn cay quá mức thì rất dễ bị suy giảm nhận thức, giảm trí nhớ. Do đó, hạn chế ăn cay quá nhiều sẽ giúp hạn chế được tác hại không đáng có này.
Bệnh trĩ
Ớt có tính hút nước cao nên nếu ăn nhiều rất dễ làm thiếu nước trong người, táo bón do nóng nhiệt, áp xe hậu môn, đại tiện khó. Tình trạng này càng kéo dài thì càng khiến cho búi trĩ bị lòi ra.
Cao huyết áp
Tác hại của ăn cay quá mức nữa cần chú ý đó là gây ra tác động mạnh đến cổ họng và niêm mạc đường ruột. Cứ như vậy kéo dài, độ cay vượt quá ngưỡng an toàn và gây áp lực lên thành mạch, làm tổn thương dây thần kinh và gây ra bệnh cao huyết áp.
Lưu ý khi ăn cay
Những tác hại của ăn cay quá mức là không thể phủ nhận nhưng nó chỉ xảy ra khi bạn không kiểm soát được việc ăn cay của mình. Ăn cay với một lượng vừa phải và đúng cách vẫn rất tốt cho sức khỏe. Muốn đạt được điều này bạn cần:
Hạn chế ăn cay vào mùa hè vì trời càng nóng thì ăn cay càng làm cho cơ thể cảm thấy khó chịu. Ăn nhiều chất cay vào mùa hè sẽ làm tăng thân nhiệt, gây mất nước và đầy bụng, khiến cho triệu chứng suy nhược cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu thích ăn cay, hãy chọn mùa đông vì đó là thời điểm thích hợp, lúc ấy, món cay sẽ làm thỏa mãn vị giác của bạn mà lại còn làm tăng tốc độ đốt chay calo của cơ thể từ đó giúp cơ thể ấm lên.
Không nên chỉ ăn mỗi món cay mà nên ăn kèm cùng các món có các vị chua, mặn, ngọt,... để kìm bớt tác hại của vị cay. Riêng đối với quả ớt, thay vì ăn sống trực tiếp, bạn nên sơ chế qua cùng các gia vị khác để giảm bớt tính cay nóng.
Không ăn cay khi bụng đang đói vì việc làm ấy sẽ vô tình phá hủy dạ dày của bạn. Những lúc như vậy trước tiên cần lót dạ bằng món lành tính đã rồi sau đó hãy ăn đến các món cay.
Khi món cay còn nóng không nên vội vàng ăn ngay vì làm như thế dễ làm tổn hại đến thực quản và vòm họng, gây phỏng lưỡi, làm cho vị giác bị tê liệt tạm thời,...
Sau khi ăn cay nhớ làm dịu cơ thể bằng các loại đồ uống giải nhiệt vì nó vừa giúp làm dịu vị cay còn đọng lại trên lưỡi vừa loại bỏ mùi cay nồng trong khoang miệng đồng thời làm mát cơ thể và giúp cho hơi thở không còn mùi cay khó chịu nữa.
Những người nên hạn chế ăn đồ cay
Người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao, viêm phế quản mãn tính: ăn cay nhiều sẽ làm tăng tuần hoàn máu từ đó tăng nhịp tim, gây suy tim cấp.
Người bị bệnh dạ dày: không nên ăn ớt vì nó dễ khiến cho niêm mạc dạ dày bị phù nề, nhu động dạ dày tăng, khả năng phục hồi chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Sỏi mật, viêm túi mật, sỏi mật: ăn cay là cần tránh vì nó kích thích axit dạ dày tiết ra nhiều hơn từ đó làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bị bệnh trĩ: không nên ăn cay nhiều vì nó dễ gây áp xe hậu môn, tăng táo bón nên bệnh trĩ càng khó điều trị hơn.
Đang bị viêm giác mạc hoặc đau mắt đỏ: không nên ăn cay quá mức vì nó khiến cho 2 bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn.
Thai phụ và bà mẹ đang cho con bú: ăn quá nhiều chất cay trong trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến con qua sữa mẹ, làm cho trẻ dễ bị bốc hỏa trong người nên hay quấy khóc, khó chịu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?