Những thói quen tai hại ‘chết người’ khi sử dụng bếp gas
Những lợi ích sức khỏe từ quả lê / 5 thói quen mà phụ nữ nên thực hiện mỗi buổi chiều để đánh bay mỡ bụng và nuôi dưỡng sức khỏe
Không khóa van bình gas sau khi nấu ăn
Một trong những thói quen nguy hiểm mà các gia đình hay mắc phải nhất khi sử dụng bếp gas là “nhớ” khóa van bếp nhưng không “nhớ” khóa van bình gas. Khi người dùng không khóa van bình gas, khí gas sẽ còn lưu lại bên trong đường ống dẫn, nếu trong điều kiện bình thường sẽ không có gì nguy hiểm xảy ra.
Nhưng nếu đường ống chẳng may bị chuột cắn, khí gas bị rò rỉ ra ngoài và tiếp xúc với tia lửa điện sẽ gây ra hiện tượng cháy nổ, nguy hiểm cho tính mạng của gia đình bạn.
Vì thế để đảm bảo an toàn, sau khi nấu ăn xong, người dùng cần khóa van bình gas trước tiên rồi chờ cho lửa trên lò tắt hẳn thì mới khóa van bếp. Làm như vậy, trong đường ống dẫn gas sẽ không còn khí gas, nếu chuột có cắn đường ống thì cũng không có khí gas bị rò rỉ, người dùng sẽ không bị nguy hiểm gì.
Sử dụng bếp gần các thiết bị điện, các vật dễ bắt lửa
Phòng còn hơn chữa là câu nói quen thuộc trong cuộc sống thường nhật con người. Cũng như thế, với các vật dễ bắt lửa như vải/giấy/gỗ/chất cồn, tốt nhất nên để xa nguồn tiếp lửa như bếp gas (tối thiểu 15 cm) để đảm bảo không gây hỏa hoạn, cháy nổ khi sử dụng bếp.
Và không chỉ các vật dễ bắt lửa, ngay cả các thiết bị điện như lò vi sóng, lò nướng, bình thủy điện... khi sử dụng gần bếp gas cũng không an toàn. Chúng không chỉ chịu hư tổn do lượng nhiệt từ bếp gas tỏa ra mà còn nguy cơ chập cháy khi có khí gas bị rò rỉ.
Hãy đảm bảo bếp gas nhà bạn không đặt cạnh hay quá cần những "mồi lửa" gây nguy hiểm cho gia đình khi sử dụng.
Hầu hết các bình gas người dùng sử dụng đều có van khóa an toàn, nhưng không ai chắc chắn được hết những bất trắc xảy ra khi sử dụng bếp gas như khả năng rò rỉ gas do van an toàn hỏng, do dây dẫn bị rạn nứt ở một vị trí nào đó, hay do điểm nối giữa dây dẫn và bình gas không được xiết chặt...
Với bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến gas bị rò rỉ, nếu bình gas đặt nơi thông thoáng thì khí gas sẽ nhanh chóng phát tán vào không khí và cho người dùng phát hiện nhanh nhất để có thời gian và phương án xử lý.
Trường hợp đặt bình gas trong hộc tủ kín, khí gas khó thoát ra ngoài khi rò rỉ, dẫn đến khó phát hiện và nguy cơ cháy nổ cao khi bật bếp hay bật/tắt các thiết bị điện gần đó.
Ghi nhớ, không chỉ bếp mà cả bình gas cũng cần một vị trí thông thoáng để sử dụng. Dây dẫn giữa bình gas và bếp cũng không nên để quá dài tránh bị nứt gãy hay xì gas giữa chừng.
Không vệ sinh bếp gas thường xuyên
Bếp gas bị bám bẩn, cặn thức ăn quá lâu từ bề mặt đến các bộ phận bên trong đều làm khiến tuổi thọ của bếp giảm và quá trình nấu nướng của bạn cũng trở nên khó khăn, kéo dài thời gian, hao phí nhiều nhiên liệu.
Bạn nên tập thói quen làm sạch bụi bẩn, cặn thức ăn ngay sau khi nấu nướng xong, sau một thời gian sử dụng thì vệ sinh đầu đốt, tránh để vết bẩn bám sâu, làm bít các khe trên đầu đốt.
Núm vặn cũng cần được tháo ra chùi rửa sạch sẽ để vặn xoay êm ái, nhẹ nhàng hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh
Vì sao người bị bệnh dại không thể chịu được tiếng nước? Sự thật rùng mình đằng sau hiện tượng kỳ lạ này