Đời sống

Nơi nào được gọi là xứ bần của miền Tây?

Huyện này nằm giữa 2 cửa sông lớn, có rừng bần rộng lớn, nhiều tiềm năng phát triển, được gọi là xứ bần của miền Tây.

Món ngon Long An - Đặc sản gây thương nhớ bậc nhất miền Tây / Miệt vườn trái cây nào lớn nhất miền Tây?

Huyện Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng, là vùng đất nằm giữa 2 cửa sông lớn Định An và Trần Đề, cuối dòng sông Hậu. Nơi đây thường được gọi là xứ bần của miền Tây. Theo trang thông tin Du Lịch Sóc Trăng của tỉnh, Cù Lao Dung có khu rừng bần ngập nước rộng khoảng 1.500 ha, được xem là rộng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Industry and Trade Magazine.

Huyện Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng, là vùng đất nằm giữa 2 cửa sông lớn Định An và Trần Đề, cuối dòng sông Hậu. Nơi đây thường được gọi là xứ bần của miền Tây. Theo trang thông tin Du Lịch Sóc Trăng của tỉnh, Cù Lao Dung có khu rừng bần ngập nước rộng khoảng 1.500 ha, được xem là rộng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Industry and Trade Magazine.

Theo các tài liệu, bần còn có tên khác là thủy liễu, gắn với những giai thoại được vua Gia Long đặt tên. Bần là loài cây dân dã, mọc hoang bên nhiều bờ bãi ở miền Tây. Trái bần có vị chua chát đặc trưng, nhìn bên ngoài có màu xanh nõn, da trơn bóng, hình tròn dẹt, đuôi nhọn, cuống có nhiều cánh tỉa ra hình ngôi sao... Ảnh: Maxcao1.

Theo các tài liệu, bần còn có tên khác là thủy liễu, gắn với những giai thoại được vua Gia Long đặt tên. Bần là loài cây dân dã, mọc hoang bên nhiều bờ bãi ở miền Tây. Trái bần có vị chua chát đặc trưng, nhìn bên ngoài có màu xanh nõn, da trơn bóng, hình tròn dẹt, đuôi nhọn, cuống có nhiều cánh tỉa ra hình ngôi sao... Ảnh: Maxcao1.

Trái bần thường được dùng để nấu canh chua kiểu miền Tây với cá lóc, cá trê, cá bông lau, giá, thơm, cà chua, bông súng, rau nhút, bạc hà... Canh chua trái bần được đánh giá là có vị chua thanh, không như vị chua gắt như nấu với me. Khi nấu, người ta dầm trái bần chín vào nước ấm, lọc nước cốt, nêm vào nước dùng. Ảnh: Arian_quynh.

Trái bần thường được dùng để nấu canh chua kiểu miền Tây với cá lóc, cá trê, cá bông lau, giá, thơm, cà chua, bông súng, rau nhút, bạc hà... Canh chua trái bần được đánh giá là có vị chua thanh, không như vị chua gắt như nấu với me. Khi nấu, người ta dầm trái bần chín vào nước ấm, lọc nước cốt, nêm vào nước dùng. Ảnh: Arian_quynh.

Trái bần sống có thể thưởng thức ngay, không cần qua chế biến, phổ biến là chấm muối ớt hoặc chấm mắm sống, ví dụ như mắm sặc. Ca dao có câu: "Muốn ăn mắm sặc bần chua/ Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm". Trái bần dân dã, song là món khoái khẩu của cả trẻ em lẫn người lớn. Ảnh: Eric Nguyễn.

Trái bần sống có thể thưởng thức ngay, không cần qua chế biến, phổ biến là chấm muối ớt hoặc chấm mắm sống, ví dụ như mắm sặc. Ca dao có câu: "Muốn ăn mắm sặc bần chua/ Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm". Trái bần dân dã, song là món khoái khẩu của cả trẻ em lẫn người lớn. Ảnh: Eric Nguyễn.

Bần không chỉ cho trái dùng để ăn sống, kho cá, nấu canh chua, nấu lẩu... Bông bần (hoa bần) cũng được người dân sử dụng để trộn gỏi, kết hợp cùng các nguyên liệu như tép bạc, cá sặc, thịt bò... cho ra món ăn độc đáo. Ảnh: Sanchimvamho.

Bần không chỉ cho trái dùng để ăn sống, kho cá, nấu canh chua, nấu lẩu... Bông bần (hoa bần) cũng được người dân sử dụng để trộn gỏi, kết hợp cùng các nguyên liệu như tép bạc, cá sặc, thịt bò... cho ra món ăn độc đáo. Ảnh: Sanchimvamho.

Những sản phẩm đóng hộp từ bần như nước cốt bần, bột lẩu bần, mứt bần được đánh giá cao về sự tiện lợi, hợp vệ sinh... Đây cũng là những sản phẩm khởi nghiệp đáng chú ý ở các địa phương miền Tây, được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ảnh: Ngọc Trinh.

Những sản phẩm đóng hộp từ bần như nước cốt bần, bột lẩu bần, mứt bần được đánh giá cao về sự tiện lợi, hợp vệ sinh... Đây cũng là những sản phẩm khởi nghiệp đáng chú ý ở các địa phương miền Tây, được xuất khẩu ra thị trường thế giới. Ảnh: Ngọc Trinh.

 

Rừng bần còn là nơi cho những sản vật độc đáo như cá thòi lòi, cá bống sao, vọp, ốc len, ba khía, chuột bần… Từ những nguyên liệu này, người dân địa phương chế biến nên nhiều món ăn đậm chất miền Tây, cuốn hút du khách mọi nơi. Ảnh: Nguyễn Dũng.

Rừng bần còn là nơi cho những sản vật độc đáo như cá thòi lòi, cá bống sao, vọp, ốc len, ba khía, chuột bần… Từ những nguyên liệu này, người dân địa phương chế biến nên nhiều món ăn đậm chất miền Tây, cuốn hút du khách mọi nơi. Ảnh: Nguyễn Dũng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm