Nửa đêm thức giấc pha sữa cho con, tôi bất ngờ phát hiện sự thật bất ngờ về cô giúp việc bao năm
Đây là lý do vì sao ở ngăn mát tủ lạnh thì có đèn, còn ngăn đá lại không / Nấu thịt kho trứng nên dùng nước sôi hay nước lạnh, lý do vì sao?
Những câu chuyện về muôn kiểu người giúp việc đã chẳng còn xa lạ gì với chúng ta. Gia đình chúng tôi cũng không mấy dư dả và bản thân tôi luôn muốn dành thời gian quan tâm và chăm sóc cho gia đình nên tôi luôn sắp xếp công việc để có thể vào bếp nấu nướng cho chồng con, ít nhất là vào những ngày cuối tuần.
Trước khi có người giúp việc, tôi luôn vào bếp nấu nướng cho cả nhà (Ảnh minh họa)
Mãi cho đến khi sinh con, vì công việc công ty bận rộn nên chỉ sau 4 tháng rưỡi tôi đã bắt đầu đi làm lại. Mẹ chồng và mẹ đẻ tôi người thì cũng bận cháu nhỏ, người lại lớn tuổi nên chúng tôi quyết định không phiền đến bố mẹ hai bên. Lúc này, đứa bạn thân của tôi giới thiệu cho một cô giúp việc, là người họ hàng xa của nó.
Nhờ sự giới thiệu của bạn, tôi cảm thấy thật may mắn bởi cô Mai - tên người giúp việc vừa khỏe mạnh, nhanh nhẹn, sạch sẽ lại nấu nướng khá tốt, đều hợp khẩu vị của hai vợ chồng tôi. Chẳng mấy chốc, cô đã ở cùng gia đình chúng tôi được hơn một năm. Con trai tôi đã 17 tháng, trộm vía cứng cáp, bụ bẫm và thông minh. Cậu chàng nhiều khi còn bám bà Mai hơn cả bám mẹ. Vợ chồng tôi cũng rất yên tâm nếu có phải đi công tác vài ngày thì ở nhà con vẫn có bà Mai như bà nội, bà ngoại vậy, không khóc lóc mè nheo đòi đi theo.
Vì nuôi con theo phương pháp hiện đại nên sau khi cai sữa xong là chúng tôi cho Bon (tên con) ra ngủ riêng và đêm vài lần chúng tôi lại chạy sang phòng với con, khi thì pha sữa, khi thì đắp chiếc chăn mỏng nếu con đạp chăn ra.
Lần nào tôi chạy sang bà Mai cũng biết, bà có vẻ rất tỉnh ngủ. Về sau, bà bảo: "Thôi từ giờ cô cứ ngủ đi, để tôi trông cháu cho. Cô đi làm cả ngày vất vả rồi!".
Mọi chuyện trong nhà có lẽ cứ ấm êm như thế trôi qua cho đến một hôm dưới quê có việc gấp nên bà Mai đã về quê từ chiều. Tối ngủ, vợ chồng tôi đã phải để báo thức để dậy pha sữa cho con.
Ảnh minh họa.
Đang mắt nhắm mắt mở chạy sang phòng, đong sữa cho con thì tôi bỗng thấy có chiếc vỏ lon sữa nằm chỏng chơ trong gầm bàn. Tôi ngạc nhiên với tay xem, vì trước nay, nhà tôi rất ít khi tích trữ vỏ sữa như thế này. Hơn nữa, phòng con trai tôi chưa bao giờ có rác thừa như vậy. Tôi với tay vào lấy thì thấy vỏ bao na ná nhưng đó là dòng sữa... chứ không phải con trai tôi đang uống. Tôi giật mình nhìn lại, ôi cái màu sữa này, không phải là màu chuẩn của loại sữa con tôi vẫn đang uống. Tôi bất giác đưa lên nếm thử và sững người: vị cũng hoàn toàn khác. Có lẽ nào...
(Ảnh minh họa)
Chẳng lẽ, ruột sữa đã bị tráo lộn như thế này. Tôi hoang mang, chuyện này đã xảy ra bao lâu vậy. Tại sao bà Mai lại làm như thế? Không, tôi không tin đây là sự thật. Sáng hôm sau, tôi còn cẩn thận mang mẫu sữa đi xét nghiệm thì quả thật, ruột đã khác với tên sữa rồi. Ngày hôm sau nữa bà Mai từ quê lên. Tôi vờ như không có chuyện gì xảy ra, cho đến tối, cũng tầm giờ đó, nghe tiếng bà mở cửa dậy sang phòng Bon, tôi theo sang luôn cùng với vỏ hộp sữa trên tay.
Nhìn thấy tôi, bà Mai sững sờ, lắp bắp nói lời xin lỗi. Tôi không la mắng hay gắt gỏng gì. Mãi sau bà mới kể lý do vì bố ở quê ốm nặng, không có cách nào để kiếm thêm tiền nên bà đành mang sữa tôi mua cho con trai ra ngoài bán lại, rồi mua loại sữa rẻ tiền hơn bù vào.
Bà hứa đây mới là hộp sữa thứ ba thôi và bà không làm gì hại đến Bon cả...
Nghe xong, vợ chồng tôi buồn bã, chúng tôi không hiểu có nên tin vào những gì bà nói hay không? Và liệu có nên tiếp tục giữ bà ở lại?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?