Đời sống

Nước ép dứa bổ dưỡng, giúp giảm cân nhưng muốn an toàn phải ghi nhớ những điều này

Quả dứa có nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn và sử dụng đúng cách thì loại quả này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Thấy 5 dấu hiệu này, hãy cảnh giác vì phổi đang "tích độc", nhanh chân đi khám ngay / Những món ăn để qua đêm dễ biến thành "độc dược", chớ dại tiếc của mà giữ lại

Trong quả dứa có chứa nhiều vitamin C, chất xơ, protein và chất gum giúp thanh nhiệt, giải độc, dễ tiêu hóa. Thành phần mangan có trong quả dứa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và các mô liên kết. Vào mùa hè uống nước ép dứa không chỉ giúp giải khát mà còn giúp đốt cháy chất béo, giảm cân hiệu quả.

Tuy nhiên, khi chế biến thành nước ép thì lượng chất xơ có trong dứa sẽ mất đi. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ khuyến cáo, nam giới trên 19 tuổi và phụ nữ 19 – 30 tuổi có thể sử dụng khoảng 2 cốc sinh tố dứa/ngày. Đối với phụ nữ trên 31 tuổi thì chỉ nên uống khoảng 1,5 cốc.

Như vậy, dứa dù tốt cũng không nên ăn quá nhiều. Trong dứa chín có nhiều đường đơn, nếu uống quá nhiều một lúc thì quá trình chuyển hóa đường thành các năng lượng sẽ không kịp giải phóng hết mà tích tụ lại trong cơ thể. Nếu bạn uống quá nhiều nước ép dứa trong một thời gian dài thì sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên đột ngột. Lâu dần sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, chất glucoside trong dứa có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến lưỡi, cổ họng bị tê bì.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, khi ăn dứa hay uống nước ép dứa bạn cần đặc biệt lưu ý những điều này.

Không ăn dứa bị dập, nát

Quả dứa mọc ở sát mặt đất nên có thể là nơi cư trú của nấm. Nếu quả dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập vào bên trong quả và gây ngộ độc cho người ăn. Nếu bị ngộ độc vì ăn dứa, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu, nổi mề đay.

Không ăn dứa xanh

Quả dứa con xanh rất độc hại, dễ gây tiêu chảy, nôn mửa nếu ăn phải. Thêm nữa, nếu bạn ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

 

Không ăn dứa khi đói

Quả dứa mọng nước, tính mát nên thích hợp để dùng trong mùa hè. Nhưng nếu uống nước ép dứa hay ăn dứa khi bụng đói sẽ khiến cơ thể nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do trong dứa có các chất hữu cơ và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Không ăn dứa, uống nước ép vào buổi sáng

Khi bạn mới ngủ dậy bụng còn đang trống rỗng. Vì vậy không nên ăn dứa hay uống nước ép dứa ngay. Lúc này, thành phần vitamin C trong dứa sẽ khiến cho bạn cồn cào ruột gan, gây khó chịu và thậm chí là ngộ độc sức khỏe.

Không chỉ vậy, ăn dứa hoặc uống nước ép dứa vào lúc này khiến cho gan thận hoạt động mệt mỏi hơn. Lâu ngày dễ gây sỏi thận, suy gan thận.

 

Không uống nước ép dứa vào buổi tối

Nước ép dứa là loại nước lợi tiểu, nếu uống vào buổi tối có thể khiến bạn đi tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe. Hơn nữa, uống nước ép dứa vào buổi tối cũng làm tăng gánh nặng cho gan thận, dễ gây suy thận.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm